Thèm thuồng 39 loại máy bay “khủng” của Không quân Mỹ (2)

Thèm thuồng 39 loại máy bay “khủng” của Không quân Mỹ (2)

(Kiến Thức) -Trong tổng số 5.414 máy bay quân sự thì Không quân Mỹ sở hữu tới 1.840 máy bay chiến đấu các loại.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)
 Trong tổng số 5.414 máy bay quân sự thì Không quân Mỹ sở hữu tới 1.840 máy bay chiến đấu và vũ trang các loại. Các dòng chiến đấu cơ của Mỹ luôn được thiết kế để không quân nước này dành được ưu thế trên không trong mọi tình huống. Trong ảnh là mẫu tiêm kích thành công nhất của Không quân Mỹ hiện tại F-15, nó hai biến thể chính là F-15 Eagle, F-15E Strike Eagle. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-2
Bên cạnh F-15, Không quân Mỹ còn sở hữu một dòng chiến đấu cơ nổi tiếng khác là tiêm kích đa năng hạng nhẹ F-16 Fighting Falcon. Thế mạnh tác chiến của F-16 vẫn không đối không và không đối đất. Nguồn ảnh: Business Insider. 

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-3
 Tuy nhiên điều tạo nên sức mạnh thực sự của Không quân Mỹ không phải đến từ F-15 hay F-16 mà chính là những chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 F-22 Raptor, đây cũng là dòng chiến đấu cơ tàng hình duy nhất trên thế giới đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-4
 Biến thể tiếp theo của C-130 là HC-130J Combat King II với nhiệm vụ chính vẫn là vận tải quân sự, tuy nhiên nó lại được sử dụng trong các đơn vị tác chiến đặc biệt hoặc đổ bộ đường không và một số nhiệm vụ không vận khác. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-5
 Trong ảnh là dòng trực thăng cứu hộ quân sự HH-60G Pave Hawk của Không quân Mỹ - một trong những biến thể thành công nhất của huyền thoại UH-60. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-6
 KC-10 Extender - dòng máy bay tiếp nhiên thành công nhất của Không quân Mỹ, nó được cải tiến từ dòng máy bay chở khách thương mại DC-10 và được đưa vào trang bị từ đầu những năm 1980. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-7
Giống như KC-10 Extender, KC-135 Stratotanker dòng máy bay tiếp nhiên trên không hiện đại nhất của Không quân Mỹ được phát triển dựa trên máy bay chở khách thương mại Boeing 367-80. Nó có khả năng mang theo tới 91 tấn nhiêu liệu hành không trong mỗi nhiệm vụ bay. Nguồn ảnh: Business Insider. 

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-8
 Hình ảnh máy bay trinh sát hạng nhẹ MC-12W của Không quân Mỹ sau một nhiệm vụ bay. MC-12W thường hoạt động hổ trợ chiến thuật trên không trong các chiến dịch quân sự hoặc hành quân quy mô nhỏ của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-9
 MC-130J Commando II biến thể tiếp nhiên liệu trên không của C-130, bên cạnh đó nó cũng được sử dụng cho các nhiệm vụ không vận đặc biệt của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Business Insider.
Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-10
 OC-135B Open Skies một mẫu máy bay trinh sát điện tử của Không quân Mỹ được sử dụng cho các hoạt động trinh sát trên không chủ yếu hoạt động ở Nga theo Hiệp ước Bầu trời mở được một số quốc gia ký kết trong đó có Nga và Mỹ. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-11
 Boeing RC-135 là một mẫu máy bay trinh sát điện tử khác của Không quân Mỹ. Nhiệm vụ chính của nó là theo dõi các hoạt động hay thu thập thông tin về lực lượng tên lửa chiến lược của đối phương và các dữ liệu được thu về từ RC-135 sẽ được chuyển trực tiếp cho các quan chức cấp cao nhất của Lầu Năm Góc. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-12
 T-1A Jayhawk - mẫu máy bay huấn luyện dành cho các phi công điều khiển máy bay vận tải quân sự hay tiếp nhiên liệu trên không tương lai của Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-13
 T-38 Talon dòng máy bay huấn luyện phản lực duy nhất hiện tại của Không quân Mỹ, nó được sử dụng để đào tạo các phi công F-15E, B-1B, F-22 và A-10. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-14
 T-6A Texan II máy bay huấn luyện sơ cấp dành cho phi công chiến đấu Mỹ, nó được trang bị cho cả Hải quân và Không quân Mỹ với khả năng thực hiện một số bài bay cơ bản. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-15
 U-28A mẫu máy bay trinh sát điện tử dành cho các đơn vị tác chiến đặc biệt thuộc Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-16
 Tuy nhiên nếu nói về trinh sát trên không có lẽ không có dòng máy bay nào qua được những chiếc Lockheed U-2 dòng máy bay trinh sát tầm xa nổi tiếng nhất của Không quân Mỹ. Nó có trần bay lên tới 21.000m và có thể chụp chi tiết mọi khu vực nằm dưới mặt đất cách đó hàng ngàn mét. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-17
 UH-1N Huey dòng máy bay trực thăng vận tải quân sự nổi tiếng một thời của Không quân Mỹ, tuy nhiên hiện tại UH-1N Huey chỉ thực hiện các nhiệm vụ hổ trợ trên không nhưng có giới hạn hoạt động. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-18
 Nổi tiếng nhất trong các dòng chuyên cơ của Không quân Mỹ vẫn là chiếc VC-25 - Air Force One mẫu máy bay chuyên cơ dành riêng cho Tổng thống Mỹ và đoàn tùy tùng. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-19
 WC-130 Hercules biến thể trinh sát trên không của C-130, nhiệm vụ chính của nó bay trinh sát thời tiết trong mọi điều kiện kể cả trong những cơn bão lớn nhất. Nguồn ảnh: Business Insider.

Them thuong 39 loai may bay “khung” cua Khong quan My (2)-Hinh-20
 Cái tên cuối cùng trong danh sách 39 dòng máy bay quân sự của Không quân Mỹ là WC-135 Constant Phoenix - máy bay trinh sát đặc biệt của Mỹ dùng trong các nhiệm vụ trinh sát thu thập dữ liệu và phân tích không khí tại các khu vực vừa xảy ra hoặc được xác định đã xảy ra các vụ nổ hạt nhân. Chính vì khả năng này mà WC-135 còn được Không quân Mỹ gọi với một cái tên khác là “chim dự báo thời thiết”. Nguồn ảnh: Business Insider.


Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận