Thực hư tác chiến điện tử Nga “hạ gục” Tomahawk Mỹ ở Syria

Thực hư tác chiến điện tử Nga “hạ gục” Tomahawk Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) -  Mặc dù tuyên bố Krasukha-4 khiến 36 trên 59 quả Tomahawk bắn vào Syria bị rơi ở dọc đường, nhưng Nga không đưa ra được bằng chứng rõ ràng cho điều trên.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria
 Tuyên bố của Nga về việc chỉ cần dùng hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa khả năng tham chiếu dẫn đường qua vệ tinh là đủ khiến Mỹ mất 36 trên 59 quả tên lửa hành trình Tomahawk bắn vào Syria trong tháng 4 năm nay theo nhiều ý kiến chỉ là sự nói quá. Nguồn ảnh: mercurynews.com.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-2
 Thực tế cho thấy nếu một quả đạn tên lửa mang theo lượng nhiên liệu cực lớn cùng đầu đạn nặng tới 1 tấn bị rơi dọc đường thì nó không thể biến mất như một mũi kim trong sa mạc mà phải gây ra vụ nổ cực lớn. Nguồn ảnh: Wiki.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-3
 Vậy nhưng khắp nơi trên đất Syria không ghi nhận một trường hợp nào như trên, cũng chẳng có báo cáo nào từ truyền thông địa phương ngoại trừ các mục tiêu của Syria bị Tomahawk bắn trúng, cho nên tuyên bố của Nga bị nghi ngờ là hiển nhiên. Nguồn ảnh: Sputnik.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-4
 Cần nói thêm rằng Tomahawk đã đi vào phục vụ từ giai đoạn cuối thập niên 1970 đầu 1980, trong khi hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ trong những năm 1990 mới hoàn thiện và được tích hợp vào hệ dẫn đường của tên lửa nhằm tăng độ chính xác mà thôi, vậy nên nói rằng chỉ cắt đường tham chiếu GPS là vô hiệu hóa được Tomahawk thật là bất hợp lý. Nguồn ảnh: CNN.com.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-5
Công nghệ lõi của Tomahawk là hệ thống dẫn đường quán tính (INS) kết hợp cùng hệ thống định dạng mặt đất (TERCOM), nếu tổ hợp Krasukha-4 phát huy tác dụng và cắt được đường liên kết GPS của tên lửa thì cũng chỉ gây giảm độ chính xác của Tomahawk chứ không làm mất hoàn toàn quỹ đạo của đạn. Nguồn ảnh: Wiki. 

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-6
Muốn thực sự đánh lừa Tomahawk cần gây nhiễu phần lớn quỹ đạo giai đoạn cuối, tức Krasukha-4  phải giả lập môi trường GPS, TERCOM trên chiều dài hàng trăm km tính từ mục tiêu, điều này rõ ràng là bất khả thi. Ảnh: tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 của Nga Nguồn ảnh: Twitter. 

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-7
 Tomahawk còn được trang bị radar đo cao để xác định tham số cho máy tính dẫn đường, ngoài ra nó còn có thiết bị vẽ bản đồ địa hình từ trên không bằng tia laser và tham chiếu tọa độ 3D qua GPS nhằm đối chứng kết quả. Nguồn ảnh: Tumblr.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-8
 Tương tự như trên, chẳng thể dùng tổ hợp tác chiến điện tử Krasukha-4 phát sóng lên không trung để cản tia laser và sóng radar của Tomahawk mà cùng lắm chỉ gây nhiễu đường tham chiếu GPS mà thôi. Nguồn ảnh: National Interest.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-9
 Tên lửa hành trình của Mỹ còn sử dụng camera khuếch đại ánh sáng hồng ngoại và bắt đường biên tương phản để so khớp ảnh với dữ liệu nạp vào trước khi phóng, hệ thống này thì hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi Krasukha-4. Camera ảnh nhiệt cận hồng ngoại của nó còn khiến cho biện pháp lập màn khói ngụy trang trở nên vô tác dụng. Nguồn ảnh: Raytheon.

Thuc hu tac chien dien tu Nga “ha guc” Tomahawk My o Syria-Hinh-10
 Như vậy, với một loạt hệ thống dẫn đường kết hợp cực kỳ tinh vi như trên, không thể có chuyện đơn giản dùng tổ hợp tác chiến điện tử gây nhiễu khiến Tomahawk mất mục tiêu được. Thực tế không cho thấy có quả Tomahawk nào bị rơi dọc đường như tuyên bố của Nga là bằng chứng rõ ràng nhất. Hình ảnh vệ tinh căn cứ không quân Shayrat của Syria bị tên lửa Tomahawk Mỹ tấn công vào tháng 4 năm nay. Nguồn ảnh: DefenseTech.

Chí Linh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận