Ban hành Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép

Ban hành Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép

Ban hành Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép

Thông tư 13 quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2018 (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Có hiệu lực từ ngày 1/12/2018, Thông tư 13 của Bộ TT&TT áp dụng với các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng (ATTTM) thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm ATTTM thuộc Danh mục.

Thông tư quy định, sản phẩm ATTTM nhập khẩu theo giấy phép là thiết bị hoàn chỉnh có đặc tính kỹ thuật, mô tả hàng hóa theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật, cấu trúc thiết kế, có thể hoạt động độc lập; không áp dụng đối với linh kiện hoặc phụ kiện hoặc bộ phận của sản phẩm.

Ban hành Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép
Ban hành Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép
Ban hành Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép

Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép.

Thông tư mới được Bộ TT&TT ban hành cũng nêu rõ, thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTM là 2 năm hoặc bằng thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTTM của doanh nghiệp trong trường hợp thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTTM còn ít hơn 2 năm.

Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm ATTTM có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp, cấp lại Giấy phép nhập khẩu theo quy định tại Thông tư 269 ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.

Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin) là cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTM. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu, theo hướng dẫn tại Thông tư, phải được lập thành 1 bộ, bao gồm: đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 1 tại Phụ lục II của Thông tư này; giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ATTTM (bản sao); giấy chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy (bản sao có chứng thực, trường hợp bản sao không có chứng thực thì mang bản chính để đối chiếu); tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng của sản phẩm đề nghị nhập khẩu (bản sao, bằng tiếng Việt và tiếng Anh).

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu có thể nộp trực tiếp; nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hay qua ủy quyền theo quy định của pháp luật; hoặc nộp trực tuyến. Địa chỉ tiếp nhận đối với hồ sơ nộp trực tiếp hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính là Cục An toàn thông tin, Tầng 8, tòa nhà Cục Tần số vô tuyến điện, số 115 Trần Duy Hưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Với hồ sơ nộp trực tiếp, ngày nhận hồ sơ là ngày Cục An toàn thông tin nhận được hồ sơ do doanh nghiệp trực tiếp nộp. Còn với hồ sơ nộp thông qua dịch vụ bưu chính, ngày nhận hồ sơ là ngày Cục An toàn thông tin nhận được hồ sơ do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển tới. Riêng với hình thức nộp trực tuyến, Cục An toàn thông tin triển khai theo lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Bộ TT&TT.

Doanh nghiệp nhận Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTM trực tiếp tại trụ sở Cục An toàn thông tin hoặc qua dịch vụ bưu chính. Giấy phép nhập khẩu cấp cho doanh nghiệp được công khai trên Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng thông tin điện tử của Bộ TT&TT.

Thông tư 13 của Bộ TT&TT nêu rõ, trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục An toàn thông tin kiểm tra và gửi thông báo cho doanh nghiệp về tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này bằng văn bản hoặc hình thức điện tử.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện bổ sung theo yêu cầu của Cục An toàn thông tin. Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Cục An toàn thông tin thẩm định, hoàn thiện và trình hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu cho Bộ TT&TT.

Trường hợp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật ATTTM, Bộ TT&TT cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp theo mẫu số 3 tại Phụ lục II của Thông tư này. Trường hợp không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin) thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, trong đó nêu rõ lý do không cấp phép.

Về cấp lại Giấy phép nhận khẩu sản phẩm ATTTM, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, đối với Giấy phép nhập khẩu còn hiệu lực và bị mất hoặc hư hỏng, doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại Giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 2 tại Phụ lục II của Thông tư này tới Bộ TT&TT (Cục An toàn thông tin). Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ, Bộ TT&TT xem xét cấp lại Giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Bộ TT&TT cũng hướng dẫn cụ thể về điều khoản chuyển tiếp, doanh nghiệp chưa phải nộp Giấy chứng nhận hoặc công bố hợp chuẩn, hợp quy được quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này khi nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTM cho đến khi Bộ TT&TT ban hành danh mục tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm ATTTM.

Điều 48 của Luật ATTTM 2015 đã quy định rõ, khi nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng thuộc Danh mục sản phẩm ATTTM nhập khẩu theo giấy phép do Chính phủ quy định, doanh nghiệp phải có Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTM do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp; tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm ATTTM phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy trước khi nhập khẩu theo quy định tại Điều 39 của Luật này. Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTM khi đáp ứng đủ các điều kiện: có Giấy phép kinh doanh sản phẩm ATTTM; sản phẩm ATTTM phải thực hiện chứng nhận, công bố hợp quy theo quy định tại Điều 39 của Luật ATTTM; đối tượng và mục đích sử dụng sản phẩm ATTTM không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Bộ TT&TT là cơ quan chịu trách nhiệm quy định chi tiết về trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTMg theo giấy phép.

Tiếp đó, tại Điều 4 Nghị định 108 ngày 1/7/2016 quy định chi tiết điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng, Chính phủ quy định cụ thể sản phẩm ATTTM theo giấy phép bao gồm: sản phẩm kiểm tra, đánh giá ATTTM; sản phẩm giám sát ATTTM; sản phẩm chống tấn công, xâm nhập. Chính phủ giao Bộ TT&TT xây dựng Danh mục chi tiết các sản phẩm ATTTM nhập khẩu theo giấy phép quy định tại khoản 1 Điều này. Doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm ATTTM không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì không yêu cầu Giấy phép nhập khẩu sản phẩm ATTTM.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận