Bảo mật dữ liệu với hệ thống lưu trữ qua mạng

Bảo mật dữ liệu với hệ thống lưu trữ qua mạng

Bảo mật dữ liệu với hệ thống lưu trữ qua mạng

Hệ thống NAS Synology có hệ thống tưởng lửa giúp bảo mật dữ liệu

Hệ thống lưu trữ qua mạng (NAS) ngày càng được sử dụng phổ biến trong gia đình, doanh nghiệp vừa và lớn để lưu trữ/sao lưu dữ liệu, giải trí đa phương tiện, chia sẻ tài nguyên… do có khả năng lưu trữ thuận tiện, khả năng bảo mật ở mức độ cao...

Thêm dung lượng lưu trữ và quản lý tập trung

Người dùng chọn thiết bị lưu trữ qua mạng (NAS) để tăng dung lượng lưu trữ thay vì phải lưu dữ liệu trong ổ cứng trên máy tính cá nhân, hoặc các ổ cứng di động gắn ngoài.

Ngoài việc phân bổ không gian lưu trữ riêng cho từng người dùng cá nhân, người dùng có thể chia sẻ những thư mục dùng chung để mọi người đều có thể truy xuất, chẳng hạn như các thư mục giải trí đa phương tiện. Ngoài ra, có thể tìm kiếm các tệp tin của mình qua NAS thay vì phải sử dụng các ổ cứng gắn ngoài.

Bảo mật dữ liệu

Hầu hết các ổ NAS thường có thêm một lớp bảo mật mã hóa cho ổ đĩa. Nếu đó là các tệp mà chắc chắn sẽ không sử dụng trong thời gian tới, người dùng có thể thực hiện thêm một bước nữa bằng cách ly chúng hoàn toàn với Internet.

Đối với các văn phòng nhỏ, chủ doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các tệp trên ổ đĩa mạng hơn so với các máy trạm riêng lẻ. Bất kỳ nỗ lực nào để ăn cắp thông tin sẽ phải vượt qua giao thức mã hóa của NAS.

Ví dụ, Synology NAS đi kèm với tiện ích tư vấn bảo mật để nhắc người dùng bất kỳ nguy cơ nào tiềm ẩn đối với hệ thống.

Các tính năng khác bao gồm tường lửa cho phép người dùng có thể thiết lập và cấu hình, cũng như tính năng tự động chặn IP, từ chối truy cập vào NAS từ các IP đặc biệt, hoặc tự động chặn các IP đã đăng nhập thất bại nhiều lần.

Sao lưu những gì cần thiết

Một trong những cơn ác mộng lớn nhất mà người dùng máy tính có thể gặp phải là sự cố mất dữ liệu.

Nếu không có bản sao lưu, toàn bộ những dữ liệu mà người dùng đã dày công tích cóp có nguy cơ sẽ gặp rủi ro. Mặc dù vẫn có các dịch vụ bên ngoài có thể giúp truy xuất những dữ liệu bị mất đó nhưng các quy trình có thể rất tốn kém và thậm chí không có gì đảm bảo rằng mọi thứ đều có thể được lấy lại.

Do đó, việc có một bản sao cho các tập tin trong ổ NAS hoặc truy cập chúng trực tiếp từ NAS, sẽ ngăn chặn nguy cơ đó.

Toàn bộ quá trình sao lưu cũng có thể tùy chỉnh theo ý thích của người dùng: có thể đặt lịch sao lưu dữ liệu vào một thời điểm nhất định hoặc sao lưu dữ liệu liên tục trong quá trình sử dụng.

Chia sẻ tài liệu và làm việc nhóm dễ dàng

Về cơ bản, NAS không chỉ cho phép truy cập dữ liệu của người dùng trong thiết bị lưu trữ mà còn cả các dịch vụ lưu trữ đám mây khác như Dropbox, Google Drive, OneDrive… miễn sao thiết lập quyền truy cập cho tài khoản lưu trữ đám mây này và tạo nhiệm vụ đồng bộ hóa.

Việc này có thể được thực hiện với phần lớn các thiết bị, cho dù là hệ điều hành Windows, macOS hay Linux hoặc trên nền tảng di động với các thiết bị iOS và Android.

Khi một thành viên trong công ty hay gia đình muốn sao chép một tập tin mà chủ nhân thiết bị NAS đang có, họ đơn giản chỉ cần truy cập vào NAS thay vì phải hỏi mượn thiết bị của chủ nhân, giúp chủ nhân ổ NAS không còn phải mất công sao chép.

Truy cập từ bất cứ nơi đâu với kết nối Internet

Những năm gần đây, các dịch vụ giải trí, lưu trữ trực tuyến ngày càng phát triển, tuy vậy, đôi khi người dùng chỉ muốn tận hưởng những bài hát hay những bộ phim ở định dạng kỹ thuật số mà mình đã sở hữu sẵn, thay vì phải xem trên các trang dịch vụ phát trực tuyến.

NAS sẽ giúp người dùng dễ dàng truy cập vào kho dữ liệu từ bất kỳ thiết bị nào đang sử dụng tại nhà. NAS cho phép người dùng bỏ qua một bước đã từng thông dụng – sao chép dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác (như khi cần sao chép một bộ phim từ máy tính hoặc một bài hát từ điện thoại di động sang hệ thống giải trí tại gia đặt trong phòng khách).

Chỉ cần thiết bị lưu trữ NAS kết nối với Internet, người dùng đã có thể truy cập, chia sẻ hay thậm chí phát trực tuyến ở bất cứ nơi đâu với kết nối mạng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận