Chuyên gia cảnh báo 5 chiêu thức gian lận khi sử dụng ngân hàng trực tuyến

Chuyên gia cảnh báo 5 chiêu thức gian lận khi sử dụng ngân hàng trực tuyến

Chuyên gia cảnh báo 5 chiêu thức gian lận khi sử dụng ngân hàng trực tuyến

Người dùng dịch vụ ngân hàng trực tuyến đối mặt với nhiều rủi ro. Ảnh minh họa: Internet

Trong bài trình bày về các rủi ro trong giao dịch ngân hàng trực tuyến tại một sự kiện về an toàn thông tin vừa được tổ chức tại Hà Nội, đại diện ngân hàng Vietcombank cho biết người dùng còn chưa ý thức về các rủi ro trong giao dịch ngân hàng trực tuyến đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều chiêu thức gian lận.

Hơn 54% người sử dụng tại Việt Nam đặt niềm tin vào uy tín và chính sách bảo mật các thương hiệu quốc tế lớn, coi nhẹ việc bảo mật thông tin cá nhân, chưa ý thức được các rủi ro tiềm ẩn và sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân để được sử dụng dịch vụ trực tuyến.

Đại diện Vietcombank cho biết, theo một số liệu nghiên cứu cho thấy 18% người Việt Nam được khảo sát tỏ ra lo ngại về việc thông tin cá nhân bị các nhà cung cấp dịch vụ thu thập và phân tích. Ngoài ra, cũng có 20% người Việt được khảo sát cảm thấy bất lợi trước việc các thiết bị có kết nối Internet của họ được cài đặt theo dõi hành vi trực tuyến.

Ngoài ra, tại Việt Nam tình trạng sinh viên, người lao động cho thuê thông tin (tên, CMND...) để mở tài khoản/thẻ ATM vẫn có xu hướng gia tăng mạnh. Thông thường, giá mỗi lần cho thuê thông tin là 200.000 đồng, tài khoản/ATM này được đăng ký số điện thoại, địa chỉ mail do các đối tượng cung cấp.

Cũng theo chia sẻ từ đại diện Vietcombank, 5 chiêu thức gian lận phổ biến nhất mà người sử dụng dịch vụ trực tuyến ngân hàng điện tử đang phải đối mặt cụ thể là: Giả mạo cán bộ của các cơ quan pháp luật gọi điện lừa đảo và chiếm đoạt tiền của nạn nhân; Lừa nạn nhân truy cập và nhập thông tin bảo mật theo các website giả mạo;  Mạo danh nạn nhân để khởi tạo trái phép và liên kết tài khoản ví điện tử do kẻ gian mở với tài khoản ngân hàng của nạn nhân; Ngoài ra, kẻ gian cũng lợi dụng để cài đặt trái phép các ứng dụng độc hại lên máy tính, điện thoại của nạn nhân. Trong quá trình khách hàng sử dụng thiết bị, các ứng dụng này sẽ sao chép thông tin bảo mật (Username, Password và mã OTP xác thực giao dịch) để gửi tới đối tượng lừa đảo; Cuối cùng là đánh cắp thông tin khách hàng giao dịch qua các website không an toàn.

Theo đó, khi nhập thông tin bảo mật để thanh toán/chuyển tiền tại một số website không an toàn, khách hàng sẽ bị đánh cắp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng điện tử. Từ thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng bị thu thập trái phép bởi các website này, kẻ gian có thể thu thập thông tin cá nhân và lịch sử giao dịch của khách hàng nhằm xây dựng các kịch bản lừa đảo và chiếm đoạt tiền từ tài khoản của khách hàng.

Để tránh bẫy lừa đảo, người dùng cần cảnh giác với các cuộc gọi tự xưng là công an, cán bộ điều tra... yêu cầu khách hàng tự thực hiện chuyển tiền tới một tài khoản cá nhân tại ngân hàng để thu giữ tang vật hoặc phục vụ công tác điều tra.

Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin bảo mật dịch vụ như: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã xác thực giao dịch OTP, địa chỉ email và thông tin cá nhân cho bất kỳ ai và bất kỳ hình thức nào.

Luôn luôn kiểm tra kỹ tính hợp pháp của các website yêu cầu nhập thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng điện tử. Để đảm bảo an toàn khi thực hiện giao dịch, khách hàng cần từ chối nhập thông tin và các website bên ngoài và chỉ nhập thông tin bảo mật vào website của ngân hàng.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận