Kaspersky tăng tiền thưởng lên 100.000 USD cho ai phát hiện lỗ hổng phần mềm của hãng

Kaspersky tăng tiền thưởng lên 100.000 USD cho ai phát hiện lỗ hổng phần mềm của hãng

Trong khuôn khổ sáng kiến minh bạch toàn cầu của mình, Kaspersky Lab đang mở rộng chương trình Bug Bounty bao gồm tăng phần thưởng lên 100.000 USD cho việc tìm ra và công bố các lỗ hổng nghiêm trọng trong một số sản phẩm hàng đầu của hãng.

Kaspersky tăng tiền thưởng lên 100.000 USD cho ai phát hiện lỗ hổng phần mềm của hãng

Cơ hội để có được giải thưởng này dành cho tất cả các thành viên của nền tảng HackerOne, đối tác của Kaspersky Lab cho sáng kiến Bug Bounty. Đây là khoản tăng gấp 20 lần đối với các phần thưởng hiện có.

Phần thưởng cao nhất dành cho ai phát hiện các lỗi cho phép thực thi mã từ xa thông qua kênh cập nhật cơ sở dữ liệu sản phẩm, với sự xuất hiện của mã độc xâm nhập âm thầm từ người dùng trong quá trình đặc quyền cao của sản phẩm và có thể tồn tại khi khởi động lại hệ thống.

Các lỗ hổng giúp thực thi mã khác từ xa sẽ được trao tặng các khoản tiền từ 5.000 đến 20.000 USD (tùy thuộc vào mức độ phức tạp của một lỗ hổng nhất định). Các lỗi giúp leo thang đặc quyền, hoặc dẫn đến việc tiết lộ dữ liệu nhạy cảm cũng sẽ được nhận khoản thưởng bounty.

Phần thưởng áp dụng cho việc phát hiện các lỗ hổng chưa được phát hiện trước đây trong các sản phẩm: Kaspersky Internet Security 2019 (phiên bản mới nhất) và Kaspersky Endpoint Security 11 (phiên bản beta mới nhất), chạy trên máy tính để bàn Windows phiên bản 8.1 trở lên, được cập nhật phiên bản mới nhất.

Bình luận về sự gia tăng phần thưởng của chương trình Bug Bounty, Eugene Kaspersky, Giám đốc điều hành của Kaspersky Lab cho biết tìm kiếm và sửa lỗi là một ưu tiên đối với hãng với tư cách là một công ty phần mềm. Hãng mời các nhà nghiên cứu bảo mật để đảm bảo rằng không có lỗ hổng trong các sản phẩm của công ty.

“Tính miễn dịch của mã và mức độ bảo vệ cao nhất mà Kaspersky Lab cung cấp cho khách hàng là một yếu tố chính trong việc kinh doanh của chúng tôi - và là một nhân tố quan trọng của Sáng kiến minh bạch Toàn cầu”, ông Kaspersky nói.

Bắt đầu vào năm 2016, chương trình Bug Bounty của công ty khuyến khích các nhà nghiên cứu bảo mật độc lập bổ sung cho công việc của chính công ty trong việc phát hiện và giảm thiểu khả năng bị xâm nhập. Chương trình đã có hơn 70 báo cáo lỗi liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của Kaspersky Lab đang được giải quyết, từ đó giúp sản phẩm và dịch vụ an toàn hơn.

Sáng kiến Minh bạch Toàn cầu của công ty, công bố vào ngày 23/10/2017, được thiết kế để thu hút cộng đồng an ninh thông tin và các bên liên quan khác trong việc xác nhận và xác minh các sản phẩm của Kaspersky Lab, các quy trình nội bộ và hoạt động kinh doanh cũng như giới thiệu các cơ chế trách nhiệm bổ sung mà theo đó công ty có thể chứng minh thêm rằng họ có thể giải quyết bất kỳ vấn đề an ninh nào một cách nhanh chóng và triệt để.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận