Thiệt hại 8.700 tỉ đồng trong năm 2015 chỉ vì virus

Thiệt hại 8.700 tỉ đồng trong năm 2015 chỉ vì virus

Mạng xã hội bị ô nhiễm nặng

93% người sử dụng Facebook tại Việt Nam cho biết thường xuyên gặp phiền toái với tin nhắn rác, nội dung đồi trụy hay liên kết giả mạo có cài mã độc trên Facebook. Theo các chuyên gia của Bkav, không chỉ quấy rối, “rác” trên mạng xã hội còn mang theo nguy cơ “móc túi” người dùng với các nội dung lừa đảo như trúng thưởng khủng, khuyến mãi hấp dẫn...

Thiệt hại 8.700 tỉ đồng trong năm 2015 chỉ vì virus - 1

Để phòng tránh, Bkav khuyến cáo khi tham gia mạng xã hội, người sử dụng cần chủ động xác minh lại các thông tin nhận được và không làm theo hướng dẫn trên các website chưa tin cậy.

Mức thiệt hại do virus máy tính gây ra được tính dựa trên thu nhập của người sử dụng và thời gian công việc của họ bị gián đoạn do virus gây ra. Theo đó, bình quân mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam đã bị thiệt hại 1,253 triệu đồng. Với ít nhất 6,98 triệu máy tính (theo Sách Trắng về Công nghệ Thông tin và Truyền thông 2015) thì mức thiệt hại do virus gây ra trong năm lên tới hơn 8.700 tỉ đồng.

Mảng tối mang tên USB

Thống kê của Bkav cho thấy, USB vẫn là nguồn lây nhiễm virus nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Có 83% người bị nhiễm virus USB ít nhất một lần trong năm, giảm không đáng kể so với con số 85% của năm 2014. Hơn 9,1 triệu lượt máy tính đã được ghi nhận nhiễm các loại virus lây qua USB trong năm cho thấy bức tranh rõ nét về tình trạng sử dụng USB tại Việt Nam.

Thiệt hại 8.700 tỉ đồng trong năm 2015 chỉ vì virus - 2

Cứ hai người dùng điện thoại thì một người phải nhận tin nhắn rác mỗi ngày

Hơn 48% người dùng cho biết, họ phải chịu đựng tin nhắn rác làm phiền mỗi ngày. So với năm ngoái, tỉ lệ này vẫn tiếp tục tăng mặc dù năm 2015 đã có hàng loạt vụ xử phạt đối tượng phát tán tin nhắn rác, cũng như nhiều chế tài mới được các cơ quan quản lý ban hành.

Mỗi ngày có tới 13,9 triệu tin nhắn rác được phát tán tới người sử dụng tại Việt Nam. Lợi nhuận khổng lồ thu về cho nhà mạng từ mảnh đất màu mỡ tin nhắn rác có lẽ vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn nạn này ngày càng trầm trọng.

Ứng dụng giả mạo trên di động: Vẫn còn những nỗi lo

Đã có 58% người sử dụng quan tâm đến thông tin nhà sản xuất khi quyết định tải một phần mềm. So với 13% của năm trước, con số này là sự cải thiện đáng kể. 

Tuy nhiên, với hơn 40% người sử dụng chưa quan tâm đến thông tin nhà sản xuất thì nguy cơ lây nhiễm mã độc từ ứng dụng giả mạo vẫn còn rất hiện hữu. Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Chống mã độc (Anti Malware) của Bkav, cho biết: "Có hàng chục nghìn ứng dụng được tải lên Internet mỗi ngày, vì thế thông tin về nhà sản xuất và số lượt tải về là những yếu tố quan trọng giúp người dùng phân biệt ứng dụng “xịn” và ứng dụng giả mạo".

Người dùng Việt đã có ý thức hơn khi tham gia môi trường mạng

So với 2014, ý thức của người dùng mạng có xu hướng tốt lên. Tỉ lệ người dùng khẳng định thỉnh thoảng hoặc thường xuyên khóa (lock) máy khi rời khỏi bàn làm việc cũng cao hơn năm ngoái (chiếm 74%). Số người dùng sử dụng mật khẩu mạnh (dài trên tám ký tự, có kết hợp số, chữ viết hoa, ký tự đặc biệt) cũng tăng lên.

Tuy nhiên, với tình hình an ninh mạng như hiện nay, khi các cuộc tấn công mạng đã trở thành chuyện thường ngày thì ý thức của người dùng cần tiếp tục được cải thiện hơn nữa. Tốt nhất, cần trang bị phần mềm diệt virus thường trực cho cả máy tính và điện thoại.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận