Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành: Phải xử lý nghiêm có tính chất răn đe tội phạm mạng

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành: Phải xử lý nghiêm có tính chất răn đe tội phạm mạng

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành: Phải xử lý nghiêm có tính chất răn đe tội phạm mạng

PGS-TS Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an. 

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Thành, Thứ trưởng Bộ Công an, khi xây dựng thành phố thông minh đồng nghĩa với việc tập trung dữ liệu, do đó việc bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu tập trung, dữ liệu của các cơ quan, doanh nghiệp cũng như an toàn đường truyền, kết nối là rất quan trọng, trong đó phải dự báo được các tình huống an ninh mạng, dự kiến các biện pháp hỗ trợ kịp thời khi xảy ra sự cố liên quan đến bảo mật cơ sở dữ liệu. 

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành cũng nêu rõ, các biện pháp quản lý kỹ thuật cơ bản cho công tác an toàn, an ninh thông tin gồm có: Tổ chức mô hình mạng, cài đặt, cấu hình...  Quản lý hệ thống mạng không dây; Tổ chức quản lý tài khoản, quyền truy nhập hệ thống; Quản lý đăng nhập hệ thống, tổ chức theo dõi, giám sát tất cả các phương pháp đăng nhập từ xa; Quản lý Logfile hệ thống thông tin cần ghi nhận các sự kiện; Chống mã độc, virus; Tổ chức quản lý tài nguyên, kiểm tra, giám sát chức năng chia sẻ thông tin; Các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho Trang thông tin điện tử, Cổng thông tin điện tử; Thiết lập cơ chế sao lưu và phục hồi máy chủ, máy trạm. Đồng thời,  xử lý khẩn cấp khi phát hiện hệ thống bị tấn công, thông qua các dấu hiệu như luồng, tin tăng lên bất ngờ, nội dung trang chủ bị thay đối, hệ thống hoạt động rất chậm khác thường...

Về mặt pháp luật, phải xử lý nghiêm có tính chất răn đe các tội phạm mạng để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phòng chống tội phạm an ninh mạng. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát quốc tế Interpol và các tổ chức cung cấp dịch vụ mạng toàn cầu để ngăn chặn, truy tìm và xử lý có hiệu quả.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành: Phải xử lý nghiêm có tính chất răn đe tội phạm mạng

Mô hình thành phố thông minh sẽ phải tập trung dữ liệu, do đó phải có giải pháp bảo đảm an ninh mạng.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành, khi xây dựng smart city để tránh những thất bại hoặc tình trạng kém hiệu quả như một số nước tiên phong trong cách mạng công nghiệp 3.0 - với công nghệ chủ đạo là công nghệ thông tin và tự động hóa, chúng ta cần tiến thẳng vào cách mạng công nghiệp 4.0. Cần lựa chọn mô hình thí điểm với quy mô vừa phải, phù hợp với khả năng đầu tư và quản lý cũng như hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân và doanh nghiệp. Mục tiêu cao nhất là người dân được hưởng lợi từ các dịch vụ thông minh của đô thị hiện đại, đem lại địa điểm đáng sống, kinh tế dễ phục hồi khi bị tổn thương bởi các biến động thị trường; có các giải pháp thỏa đáng về việc làm khi rô-bốt thay thế công việc của con người.

Việc triển khai xây dựng smart city trước hết sẽ tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại lâu nay ở các đô thị lớn như: Tắc nghẽn giao thông, ngập lụt, quản lý rác thải và chất lượng không khí, minh bạch hóa thị trường bất động sản... Khi triển khai cảm biến mọi nơi, kết nối và giám sát mọi nơi thì điểm đòn bẩy cho giải tỏa kẹt xe sẽ được giải quyết. Khi đó,  người dân có đầy đủ thông tin về tình hình, mật độ giao thông tại các tuyến đường, nút giao... để lựa chọn hành trình thông minh, tạo ra các luồng giao thông ít xung đột hơn. Cảm biến về thời tiết, lượng mưa, thủy triều, lưu lượng nước từ thượng nguồn các con sông sẽ được kết nối để vận hành hiệu quả các trạm bơm, hồ điều hòa, van cửa xả... giúp khắc phục sớm tình trạng ngập lụt. Tóm lại là smart city sẽ mang lại cho người dân đô thị một tiêu chuẩn an toàn mới, an sinh tốt hơn và an ninh được kiểm soát.

Để chọn mô hình smart city cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay, cần có nghiên cứu cụ thể. Nghiên cứu ban đầu cho thấy, điểm đòn bẩy cho việc xây dựng thành phố thông minh cần xuất phát từ các chỉ số an ninh - an sinh - an toàn, do đó việc nghiên cứu áp dụng mô hình hợp tác công tư (PPP) là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn hiện nay, phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu hướng chung trên toàn thế giới.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành là thành viên sáng lập Hội đồng Thế giới về dữ liệu các thành phố (WCCD), thành viên Hiệp hội Khoa học tư duy hệ thống thế giới (IFSR). Ông cũng là người đưa ra định nghĩa về smart city tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu các thành phố thế giới ở Dubai (3/2017) và đã được các đại biểu đã nhất trí với khái niệm này. Ông cũng là người góp phần xây dựng Bộ chỉ số dịch vụ và chất lượng cuộc sống đô thị thông minh có thể được sử dụng để theo dõi, quan trắc sự tiến bộ trong hiệu quả dịch vụ và chất lượng cuộc sống đô thị.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận