Apple quá ảo tưởng khi so sánh Pro Display XDR với các màn hình tham chiếu 40.000 USD

Apple quá ảo tưởng khi so sánh Pro Display XDR với các màn hình tham chiếu 40.000 USD

Apple quá ảo tưởng khi so sánh Pro Display XDR với các màn hình tham chiếu 40.000 USD

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng màn so sánh của bộ phận marketing Apple có giá trị thực tiễn. Dù có giá lên đến 5.000 USD, Pro Display XDR còn lâu mới đạt tới đẳng cấp hiển thị của những mẫu màn hình công nghiệp có giá cao hơn nó nhiều lần. Thực tế, màn hình của Apple cũng có vị trí khác trong quy trình làm việc, khó có thể thay thế loại màn hình siêu cấp kia.

Mới đây, chuyên gia màu sắc Juan Salvo đã đăng lên Twitter cá nhân hình ảnh minh họa so sánh side-by-side, giữa màn hình trị giá 5.000 USD của Apple với một số màn hình tham chiếu thực sự. Tất nhiên không ngoài dự đoán, những con số trên slide so sánh của Apple không giúp ích gì trong một màn thử nghiệm thực tế.

Juan là sáng lập của theColourSpace, một công ty chuyên làm về hậu kỳ và hoàn thiện sản phẩm đa phương tiện ở Mỹ. Tài khoản Twitter của anh không chỉ được biết đến bởi nhiều chuyên gia trong ngành, mà còn được theo dõi bởi chính tài khoản của Sony Professional US, bộ phận chuyên cung cấp thiết bị và giải pháp chuyên nghiệp của Sony ở Mỹ.

Vị chuyên gia này đã nêu một số nhận xét cùng ảnh minh họa khi đặt các màn hình cạnh nhau, trong môi trường phòng tối trực tiếp. Apple Pro Display XDR được đặt ở giữa có giá 5.000 USD, hai bên trái và phải là các mẫu màn hình tham chiếu của FSI. Bên trái là XM310K có giá 45.000 USD, còn bên phải là XM311K giá 35.000 USD.

Theo Juan, mẫu bên phải XM311K cung cấp chất lượng hình ảnh cao nhất. Nó sử dụng tấm nền LCD dual-cell từ Panasonic, cung cấp khả năng kiểm soát ánh sáng đến cấp độ điểm ảnh cực kỳ hiệu quả. Hiện nay, dual-cell được xem là hình thái công nghệ cao nhất của màn hình LCD, có thể cạnh tranh sòng phẳng với OLED về độ tương phản và độ sâu màu đen. Đồng thời, màn hình dual-cell cũng áp đảo về độ chính xác màu và đỉnh sáng vượt mốc 1.000 nit.

Nếu như XM311K được Juan khen là màn hình tham chiếu thực thụ, thì mẫu XM310K lại có khác biệt. Màn hình này không tái hiện được màu đen hoàn hảo như OLED, vẫn bị quầng sáng do khả năng làm mờ chỉ đạt tới cục bộ . Tuy nhiên, Juan lưu ý rằng đó là đánh đổi để nó có thể cung cấp đỉnh sáng lên đến 3.000 nit. Và dù sao anh vẫn khen nó là một màn hình tốt cho những ai có yêu cầu khắt khe.

Và cuối cùng, đến lượt Apple Pro Display XDR. Bên cạnh tấm nền LCD của LG Display, nó sử dụng hệ thống làm mờ cục bộ giống như XM310K. Theo Apple công bố, có tất cả 576 vùng làm mờ bố trí theo lưới 32x18. Mặc dù 576 không phải con số nhỏ nhưng với số vùng làm mờ hạn chế, màn hình Apple gặp nhiều vấn đề về kiểm soát ánh sáng, bị quầng sáng nặng hơn XM310K. Trong khi Apple bán màn hình 5.000 USD trang bị 576 vùng làm mờ, Asus lại bán mẫu ProArt PA32UCX có 1.152 vùng làm mờ với giá chỉ 4.000 USD (kèm chân đế) mà thôi.

Juan cũng lưu ý rằng không phải lúc nào màn hình cũng cho thấy vấn đề này. Thực tế, chỉ trong một số cảnh chiếu có độ tương phản cực kỳ cao, đòi hỏi màn hình phải làm việc hơn mức bình thường mới ‘ép' ra được hiệu suất ở cực hạn. Giống như câu "lửa thử vàng" vậy, đẳng cấp của các màn hình tham chiếu trong ngành công nghiệp chỉ bộc lộ ở những hoàn cảnh khó khăn nhất.

Thực tế màn hình Pro Display XDR của Apple cũng không đến mức tệ hại, nó có giá cao và có giá trị nhất định. Chỉ là Apple đã quá tự tin khi marketing, đưa các màn hình tham chiếu công nghiệp lên sân khấu hòng gây chú ý. Hành động này cũng rất giống với Xiaomi hay Huawei ở sân chơi smartphone. Hai công ty Trung Quốc liên tục đưa iPhone và flagship Galaxy lên sân khấu, hòng ‘đọ cấu hình' với điện thoại mới của họ.

Theo Vnreview

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận