Cuộc chiến với ứng dụng Android độc hại vẫn nan giải

Cuộc chiến với ứng dụng Android độc hại vẫn nan giải

Cuộc chiến với ứng dụng Android độc hại vẫn nan giải

Mặc dù tổng số lượt tải xuống ứng dụng có khả năng gây hại tăng lên do giờ đây gian lận quảng cáo được đưa vào danh mục PHA, Google vô cùng lạc quan khi tuyên bố "tình hình hệ sinh thái Android nói chung đã được cải thiện".

Cụ thể, tỷ lệ PHA được tải xuống từ Google Play tăng từ 0,02 % trong 2017 lên 0,04% trong 2018. Báo cáo của Google có nêu: "Nếu loại trừ các con số về gian lận quảng cáo khỏi các thống kê này, dữ liệu cho thấy PHA trên Google Play giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái".

Google đang phải gánh chịu trách nhiệm không mấy dễ dàng, là phải bảo mật cho hơn hai tỷ thiết bị Android trên toàn thế giới. Nhưng nhờ hệ thống Google Play Protect do AI (trí tuệ nhân tạo) điều khiển ra mắt vào năm 2017, Google có thể lọc quét hơn 50 tỷ ứng dụng mỗi ngày. Trong năm 2018, Google tiếp tục phát triển thêm tính năng học máy của Google Play Protect.

Các số liệu thống kê khác trong bản báo cáo cũng chỉ ra số lượng tải PHA đã giảm xuống. Năm 2018, có 0,45% thiết bị Android chạy chương trình Google Play Protect đã tải PHA. Số liệu này đã giảm từ 0,56% trong năm 2017. Bên cạnh đó, Google Play Protect đã ngăn chặn 1,6 tỷ lượt tải PHA bên ngoài ứng dụng Google Play, tuy vậy báo cáo không nói rõ có bao nhiêu lượt tải mà nó đã chặn trong phạm vi Google Play.

Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của Google nhằm bảo vệ các thiết bị Android, người dùng vẫn chứng kiến một loạt phần mềm độc hại xuất hiện trở lại trên Google Play chỉ nhờ việc thay đổi tên nhà phát hành và tên ứng dụng cùng với vụ lừa đảo quảng cáo hàng loạt trị giá hàng triệu đô. Đầu tháng này, các nhà nghiên cứu của Check Point đã cảnh báo Google về phần mềm quảng cáo có tên gọi "SimBad". Google hiện đã xóa 210 ứng dụng bị nhiễm virus nhưng có vẻ quá muộn sau khi đã có 150 triệu lượt tải xuống. Với tình trạng gian lận quảng cáo ngày một gia tăng - chiếm tới 54,9% tổng lượt tải PHA và chủ yếu nhắm vào Mỹ, Brazil và Mexico – đây sẽ là một bài toán nan giải tiếp theo của Google.

Theo Vnreview

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận