Thẻ CCCD gắn chip cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh

Thẻ CCCD gắn chip cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh

Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ hỗ trợ chuyển đổi số quốc gia

Ngày 7/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công an để truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về mẫu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử.

Theo đó, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mẫu, chất liệu thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử theo thẩm quyền, trong đó cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh, an toàn, có khả năng tích hợp triển khai thuận lợi các giao dịch điện tử, tiết kiệm chi phí cho người dân và xã hội. Đồng thời, hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, hướng đến xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Thẻ CCCD gắn chip cần áp dụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm an ninh
Bộ Công an dự kiến sẽ triển khai cấp thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử từ ngày 1/11/2020 (Ảnh minh họa)

Cùng ngày 7/10, Văn phòng Chính phủ cũng thông báo đến các bộ, ngành, địa phương về ý kiến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối với việc sử dụng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử trong dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”.

Thủ tướng giao Bộ Cônganchủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợpnhucầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của bộ, ngành, địa phương mình vào chip điện tử trên thẻ căn cước công dân, thúc đẩy việc sử dụng thẻ căn cước công dân đa mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộctrungương phải chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Côngantriểnkhaitích hợp ứng dụng, sử dụng thôngtintrên thẻ căn cước công dântrongcác lĩnh vực công tác; xây dựng các ứng dụng nền tảng để đưa vào chip trướckhicấp Căn cước công dânchocông dân.

Chủ trương đầu tưdự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân”đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3/9/2020. Dự án hướng tới việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về căn cước công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi thực hiện thủ tục hành chính và các giao dịch dân sự; xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, đồng thời góp phần phục vụ hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Có tổng mức đầu tư 2.696 tỷ đồng, trong thời gian thực hiện dự án “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân” từ năm 2020 đến năm 2022, sẽ xây dựng hệ thống căn cước công dân thống nhất trên toàn quốc, được triển khai và quản lý tập trung tại Bộ Công an, bao gồm: Đầu tư phần cứng (hệ nhận dạng sinh trắc học, máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, thiết bị lưu trữ, thiết bị bảo mật); Đầu tư phần mềm (phần mềm thương mại, phần mềm ứng dụng); Dịch vụ đào tạo, triển khai thiết lập hạ tầng.

Tính năng ưu việt của thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử

Theo thông tin được đại diện Bộ Công an chia sẻ tạihội nghị trực tuyếnđược tổ chức ngày 9/9 để triển khai dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” và sơ kết 6 tháng thực hiện dự án “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, Bộ sẽ cáo kết quả với Chính phủ, bấm nút khởi động 2 hệ thống và vận hành thử nghiệm vào tháng 2/2021 và đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 7/2021.

Đại diện Bộ Công an cũng cho biết, điểm nổi bật của dự án “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” là sẽ thay đổi cách thức thu thập vân tay. Dự kiến ngày 1/11/2020, Bộ sẽ tổ chức đồng bộ lấy vân tay theo phương thức mới trên toàn quốc. Bộ Công an cũng đặt mục tiêu hoàn thành việccấp khoảng 50 triệu thẻ căn cước công dâncó gắn chip điện tử trước ngày 1/7/2021.

Trong thông tin giải đáp thắc mắc của người dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an, mới đây, Bộ Công an đã một lần nữa nhấn mạnh tính ưu việt của việc dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử

Cụ thể, Bộ Công an cho hay, thẻ căn cước công dân có gắn chip điện tử có độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều ứng dụng đi kèm như: ứng dụng chữ ký số, hạ tầng khóa bảo mật công khai, ứng dụng sinh trắc học, ứng dụng mật khẩu một lần… có thể được sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công cộng và tư nhân.
Đáng chú ý, khi thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử có tích hợp đầy đủ thông tin, người dân đi giao dịch và làm thủ tục hành chính sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ mà chỉ cần dùng thẻ căn cước công dân có gắn chip thì sẽ thực hiện được các giao dịch.
Bên cạnh đó, theo phân tích của Bộ Công an, việc tích hợp chip điện tử trên thẻ căn cước công dân cũng đem lại tính linh hoạt khi cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin trên thẻ sau khi phát hành bởi cơ quan Công an. Dữ liệu trên chip có thể được truy cập ngay lập tức mà không bị phụ thuộc vào kết nối mạng thông qua các thiết bị cho phép đọc thông tin trên chip. Vì thế, sẽ giúp cho việc xác thực danh tính được thực hiện ngay, hạn chế tối đa việc giả mạo danh tính.


Theo ICTnews

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận