Vì sao phương Tây không cắt nguồn cung titan - kim loại "tiếp lửa" cho Nga?

Vì sao phương Tây không cắt nguồn cung titan - kim loại "tiếp lửa" cho Nga?

Vai trò quan trọng của titan đối với tổ hợp quân sự

Đó là titan. Titan rất quan trọng đối với tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga, đóng vai trò thiết yếu trong các lĩnh vực hàng không, vũ trụ, hóa chất và quốc phòng. Nga nắm giữ 14,5% trữ lượng titan của thế giới, nhưng lại nhập khẩu 96% nguyên liệu thô titan từ các đối tác khác, do việc khai thác các mỏ titan chưa hiệu quả.

Trung Quốc sở hữu trữ lượng titan lớn nhất thế giới và được cho là đã cung cấp cho Nga nguồn titan thiết yếu để chế tạo các bộ phận tên lửa. Titan có đặc tính là bền, chống ăn mòn và nhẹ, đây là nguyên liệu thiết yếu để chế tạo máy bay chiến đấu và tên lửa...

Chỉ có 5 đến 10% trữ lượng titan toàn cầu được sử dụng cho ngành hàng không vũ trụ và sản xuất kim loại, phần còn lại được sử dụng cho các ngành công nghiệp khác... Thị trường titan toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 52 tỷ USD vào năm 2030.

Nga nắm giữ khoảng 30 mỏ titan và coi kim loại này là yếu tố chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, Moscow vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, chủ yếu từ châu Âu. Các lô hàng titan ở châu Âu vẫn tiếp tục được vận chuyển tới Nga bất chấp những nỗ lực trừng phạt của phương Tây.

Nhà máy Cơ khí Chepetsk (ChMZ) là nhà sản xuất zirconium và hợp kim duy nhất của Nga. Kể từ khi xung đột nổ ra năm 2022, ChMZ đã cung cấp ống và hợp kim titan cho các nhà máy quân sự của Nga, trong đó có các công ty tham gia đóng tàu chiến Nga và các công ty sản xuất động cơ tua-bin khí được sử dụng trong hàng không, chẳng hạn như máy bay quân sự.

Theo một cuộc điều tra của Trap Aggressor, ChMZ có một công ty bình phong ở Đức là Hermith GmbH và một công ty bình phong ở Thổ Nhĩ Kỳ là Ti̇tan 2 Ic İçtaş İnşaat Anoni̇m Şi̇rketi̇. Titan 2 chuyên xuất khẩu các nguyên liệu thô quan trọng cho các công ty phương Tây. Cả hai công ty này đều hoạt động theo cơ chế né tránh các lệnh trừng phạt, duy trì quyền tiếp cận thị trường phương Tây và đưa titan vào sản xuất vũ khí.

Nga biến titan thành vũ khí như thế nào?

Các máy bay hiện đại như Su-35 sử dụng khoảng 50% sản phẩm titan. Nhiều bộ phận máy bay chiến đấu cũng được chế tạo hoàn toàn bằng titan, chẳng hạn như các bộ phận cho động cơ máy bay chiến đấu Su-27, Su-35, Tu-95 và Tu-223, cùng với động cơ máy bay MiG-31.

Tất cả tên lửa Nga đều chứa các bộ phận titan và đầu đạn của tên lửa được chế tạo từ các thỏi hợp kim titan. Tên lửa Kalibr và Kinzhal chứa 50-60% titan. Kh-101 chứa khoảng 70% thành phần titan. Titan được sử dụng trong hệ thống tên lửa Avangard hay tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon.

Nhiều thiết bị quân sự khác của Nga cũng cần titan, chẳng hạn như hệ thống pháo, nòng súng, vòi phun, piston bắn và bệ súng, các tấm giáp bảo vệ, quần áo bảo hộ và mũ bảo hiểm. Đặc biệt, Titan clorua đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo các thiết bị tạo khói trên chiến trường.

Nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia châu Âu, vẫn tiếp tục cung cấp titan cho Nga. Tuy vậy, lượng titan mà Nga nhập khẩu đang có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2023, ước tính Nga nhập khẩu hơn các sản phẩm titan với trị giá 436 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2022 với 522 triệu USD, theo Trap Agressor. Họ cho rằng sự sụt giảm này có thể là do Nga tăng cường khai thác trong nước. Cũng không loại trừ khả năng các nhà cung cấp nước ngoài lo ngại rủi ro từ biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Phương Tây vẫn chưa trừng phạt “ông lớn” trong ngành titan của Nga

Titan được cho là chìa khóa giúp Nga duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt. Thế nhưng phương Tây lại không áp đặt biện pháp trừng phạt toàn diện nào nhắm vào titan và các sản phẩm liên quan trong thương mại với Nga, ngoại trừ một số hạn chế nhỏ. Điều này đã cho phép Nga mở rộng tổ hợp quân sự và lĩnh vực hạt nhân.

Công ty VSMPO-Avisma của Nga là nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới với sự hiện diện đáng kể trong ngành hàng không. Đây là công ty duy nhất trên thế giới thực hiện trọn vẹn chu trình từ chế biến nguyên liệu thô đến sản xuất. Năm 2022, Liên minh Châu Âu đã chặn đề xuất trừng phạt VSMPO vào phút chót, với lý do Airbus phụ thuộc vào nhà cung cấp Nga. Airbus thuộc sở hữu một phần của Pháp, Đức và Tây Ban Nha.

VSMPO được cho là đã cung cấp tới 1/3 số lượng sản phẩm thiết yếu cho ngành hàng không toàn cầu trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022. VSMPO cũng là nhà cung cấp lớn nhất cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga.

Titan rất quan trọng đối với thị trường châu Âu và Mỹ, đặc biệt là trong ngành hàng không và việc hạn chế nguồn cung của nó có thể đẩy giá lên cao trên toàn cầu. Sau khi Anh và Mỹ trừng phạt nhôm, niken và đồng của Nga vào tháng 4/2024, giá cả các loại kim loại này đã tăng vọt, nhưng lại giảm nhẹ không lâu sau đó.

Những kim loại đó dễ dàng được thay thế bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa, thép và sợi carbon. Việc thay thế titan tuy khó khăn, nhưng không phải là không thể. Do quy định kiểm soát chất lượng hàng không vũ trụ nghiêm ngặt, các vật liệu mới phải được kiểm định và thử nghiệm, quá trình có thể mất nhiều năm. Hơn nữa, châu Âu sản xuất được titan xốp trong nước, công suất sản xuất thỏi khá hạn chế và hầu như không có cơ sở hạ tầng tái chế.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận