Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola RAZR có phá được sự nhàm chán trong thiết kế smartphone 10 năm nay?

Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola RAZR có phá được sự nhàm chán trong thiết kế smartphone 10 năm nay?

Những thiết kế tiên phong

Hồi đầu năm nay, Samsung và Huawei đều đã trình làng những dấu ấn đầu tiên của smartphone cảm ứng màn hình gập với Galaxy Fold – màn hình gập đôi vào trong và Mate X – gập ngược ra ngoài. Samsung kỳ vọng sẽ bán ra 500.000 chiếc Galaxy Fold trong năm 2019 này.

Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola RAZR có phá được sự nhàm chán trong thiết kế smartphone 10 năm nay?

Samsung Galaxy Fold vừa ra mắt đã được thông báo hết hàng.

Trong đợt mở bán đầu tiên tại quê nhà Hàn Quốc vào ngày 07/9/2019, 1.000 chiếc Galaxy Fold đã nhanh chóng được bán hết chỉ sau vài giờ. Còn trong đợt bán đầu tiên tại Trung Quốc thì có khoảng 20.000 chiếc Galaxy Fold đã được bán hết trong vài phút, doanh số máy tại Ấn Độ trong đợt bán đầu tiên là 1.600 chiếc.

Và hiện tượng “cháy hàng” tương tự cũng đã xảy ra khi Samsung mới đây đã trình làng Galaxy Fold tại Việt Nam hôm 27/11/2019 và giới thiệu chương trình đặt trước mẫu điện thoại gập này với số lượng giới hạn. Và 1.000 chiếc Galaxy Fold đã nhanh chóng được người dùng đặt trước chỉ trong vòng 6 giờ.

Huawei Mate X cũng có bước đầu thành công với tình trạng “cháy hàng” cũng diễn ra tương tự tại Trung Quốc. Như thế cũng đủ thấy được mặc dù tầm giá và thiết kế của Galaxy Fold, Mate X không thực sự phù hợp với đa số người dùng nhưng xu hướng thiết kế smartphone màn hình gập vẫn nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ người dùng.

Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola RAZR có phá được sự nhàm chán trong thiết kế smartphone 10 năm nay?

Huawei Mate X khi về Việt Nam hồi đầu năm.

Sức hút từ những Galaxy Fold, Mate X cũng là một trong những phép đo thực tế về mức độ quan tâm của người dùng đối với các sản phẩm tiên phong với thiết kế cách tân thậm chí có thể mở ra chương hoàn toàn mới khi đưa những chiếc điện thoại gập quay trở lại.

Gần đây nhất vào ngày 14/11/2019 thương hiệu Motorola đã chính thức hồi sinh dòng RAZR huyền thoại khi giới thiệu thành viên mới RAZR 2019. Vẫn là kiểu thiết kế điện thoại gập truyền thống như Razr 2019 được cải tiến với màn hình gập lên xuống cùng hệ thống bản lề “zero-gap” – không có bất cứ khoảng trống nào giữa 2 phần màn hình ở chế độ gập.

Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola RAZR có phá được sự nhàm chán trong thiết kế smartphone 10 năm nay?

Motorola với thiết kế gập kiểu cũ, nhưng màn hình không bị chia tách.

RAZR 2019 không tồn tại nếp gấp vốn dễ nhận thấy bằng mắt thường như trên chiếc Galaxy Fold. Ngoài bộ ba sản phẩm đã được giới thiệu chính thức thì các nhà sản xuất smartphone khác như Microsoft, Sony, LG, Xiaomi, Oppo, TCL hay Google cũng vẫn đang tích cực làm việc với các mẫu thử nghiệm thiết kế smartphone màn hình gập được và hy vọng chúng sẽ lần lượt ra mắt người dùng trong tương lai gần.

Hiện tại, ta có thể nhận thấy được kiểu smartphone màn hình gập được chưa thực sự chín muồi. Thực tế nó tồn tại nhiều hạn chế trước mắt như khó khăn trong việc sửa chửa, vị trí gập sẽ tồn tại nếp gấp ảnh hưởng đến thị giác, ứng dụng bên thứ ba hiện tại chưa tương thích tốt – như việc hiển thị nội dung toàn màn hình – do chúng áp dụng tỉ lệ màn hình đặc biệt theo hơi hướng vuông vức (hoặc quá dài) khi mở ra.

Ngoài ra, giá bán của chúng còn rất cao so với mặt bằng chung: như Galaxy Fold giá đến 50 triệu đồng, Morola Razr (giá dự kiến 1.499 USD – khoảng 35 triệu đồng), Huawei Mate X (2.400 USD – khoảng 56 triệu đồng). Nên các mẫu điện thoại gập bước đầu sẽ khó khăn trong việc tiếp cận với đa số người dùng.

Hy vọng những vấn đề trên sẽ sớm được giải quyết khi các nhà sản xuất hoàn thiện dây chuyền của mình, tiếp tục cải tiến công nghệ và giải quyết được khó khăn trong quá trình sản xuất. Và đồng thời khắc phục được những hạn chế nêu trên để điện thoại màn hình gập càng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt người dùng để mang đến tương lai thành công theo như Samsung từng kỳ vọng đạt doanh số smartphone gập đạt đến 6 triệu thiết bị được bán ra trong năm 2020.

Sự hồi sinh của thiết kế điện thoại gập

Trước tiên phải công nhận rằng thiết kế điện thoại chưa có sự thay đổi lớn trong vòng 10 năm.

Kể từ khi Apple giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007 và tất cả các nhà sản xuất smartphone còn lại đều rập khuôn theo đó để phát triển sản phẩm.

Galaxy Fold, Huawei Mate X hay Motorola RAZR có phá được sự nhàm chán trong thiết kế smartphone 10 năm nay?

Điện thoại di động hiện nay có thiết kế na ná nhau khó phân biệt.

Tất nhiên, vẫn có một vài khác biệt về chi tiết giữa các smartphone như vị trí đặt camera, cảm biến vân tay hay cách lựa chọn cấu kiện khác biệt trong từng phân khúc nhưng sau tất cả thì vẻ ngoài hầu hết smartphone hiện tại đều trông giống hệt nhau: cùng kiểu thiết kế hình hộp chữ nhật với màn hình cảm ứng gần như chiếm trọn mặt trước và chỉ chạy Android hoặc iOS.

Điện thoại gập - “nắp gập” hay dạng “vỏ sò” – trong quá khứ từng là thiết bị mảnh mai, nhỏ gọn đi kèm với bản lề gập. Nhưng bây giờ, những điện thoại gập đời mới không cần dùng đến bản lề, do màn hình OLED đã gập lại được, khiến màn hình to hơn nhưng khi gập lại lại nhỏ đi. Điện thoại gập hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều và dần mở ra trào lưu mới với thiết kế đột phá, linh hoạt so với dạng hình hộp cố định.

Ý tưởng đằng sau việc tạo ra smartphone với màn hình gập là mang đến không gian hiển thị tối đa nhưng kích thước thiết bị phải tối thiểu.

Trong quá khứ và hiện tại, người dùng smartphone bị cuốn hút bởi những màn hình ngày càng lớn. Nhưng với màn hình cố định thì nếu chúng càng lớn thì kích thước của điện thoại cũng lớn theo, kể cả khi các nhà sản xuất đã cố tạo ra tỉ lệ màn hình dài, thiết kế tràn viền cùng nhiều biện pháp “chữa cháy” khác.

Máy tính bảng có thể là một lựa chọn hấp dẫn với màn hình lớn, nhưng thật khó để nhét một chiếc tmáy tính bảng vào túi khi cần di chuyển.

Và cũng từ hiện nhiều nhà sản xuất đang bắt đầu khơi mào nên cuộc đua tạo ra smartphone màn hình lớn với công nghệ màn hình OLED dẻo có thể gập lại được.

Trong lần trở lại này, điện thoại “vỏ sò” đã bỏ đi thiết kế của những năm 90 với hai phần nửa trên là màn hình, nửa dưới là bàn phím mà thay vào đó là kiểu màn hình gập đôi nằm trong xu thế tối đa không gian hiển thị.

Nhìn chung sự thống nhất, đồng nhất và phù hợp lẫn nhau là rất tuyệt, nhưng chúng sẽ kìm hãm sự đổi mới. Trong một thị trường mà mọi thiết bị đều giống nhau thì điều gì sẽ xảy đến khi ta cố gắng trở nên khác biệt?

Thứ nhất, đó là người tiêu dùng sẽ không hề quan tâm đến sự cách tân – ví dụ như chiếc BlackBerry PlayBook từng đặt tham vọng phá cách để giúp Blackberry OS vượt lên các đối thủ thủ chạy Android hay iOS.

Khả năng thứ hai là ta sẽ may mắn chiếm lĩnh được thị trường ngách, đó là trường hợp của các thế hệ Galaxy Note với màn hình lớn cùng bút S-Pen. Và khả năng cuối cùng, đó là giải pháp của bạn tốt hơn mọi người và có thể tạo nên cuộc cách mạng “lật đổ” những thứ hiện hữu– đó là Apple iPhone mở màn cho kỷ nguyên smartphone màn hình cảm ứng, chia tay với bàn phím vật lý.

Chưa thể xác định được liệu màn hình gập có thể tạo nên cuộc cách mạng mới trên smartphone hay không, nhưng sự xuất hiện của những smartphone màn hình cảm ứng gập sẽ là phép thử về xác suất thành công của trào lưu đột phá này.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận