Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

iPad 2018 đã bị iFixit mổ xẻ như bao nhiêu sản phẩm khác và đây tiếp tục là một trong những chiếc iPad "cứng đầu" nhất của Apple.

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Apple iPad 2018 ra mắt vào cuối tháng 3 vừa qua là sản phẩm hướng tới thị trường giáo dục với việc hỗ trợ thêm bút S Pen. Máy cũng là phiên bản iPad sở hữu mức giá phải chăng nhất hiện nay của Apple, chỉ 329 USD.

Ngoài nâng cấp chip xử lý Apple A10 Fusion hỗ trợ AR và camera 8MP ở phía sau, iPad 2018 gần như không có nhiều thay đổi so với các thế hệ trước.

Xuyên suốt màn mổ xẻ 11 bước của iFixit có thể thấy, iPad 2018 là một trong những mẫu iPad 9.7 inch khó sửa nhất hiện nay.

Thậm chí iFixit đã chấm điểm "khả năng sửa chữa" của máy chỉ đạt 2/10 điểm. Duy chỉ có tấm nền số hóa là bộ phận dễ sửa chữa và thay thế nhất khi nó có thể được tách khỏi màn hình một cách dễ dàng, giúp tiết kiệm chi phí.

Mặc dù vậy màn hình bọc kính của iPad khá mỏng manh và dễ vỡ. Hơn nữa màn LCD có một lớp keo dính với tấm nền phía trước nên nếu không thao tác cẩn thận, nguy cơ nứt vỡ sẽ rất cao.

iPad thế hệ thứ sáu vẫn sử dụng viên pin 32.9Wh giống với thế hệ iPad năm ngoái. Trong đó, con chip Apple A10 Fusion và chip điều khiển màn hình cảm ứng Broadcom gần như được vay mượn từ iPad Pro 10.5 inch và 12.9 inch trước đó. Ngoài ra việc thay pin cho iPad 2018 cũng là rất khó khi có một lớp keo dính chặt pin với máy.

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Đầu tiên iFixit sử dụng bộ công cụ iOpener để làm nóng lớp keo, tạo không gian để chèn các tấm nhựa làm đòn bẩy

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Tách thành công lớp kính màn hình

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Sau khi tháo một số con ốc, chúng ta đã có thể tách được tấm nền màn hình LCD khỏi bảng mạch logic

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Bộ số hóa màn hình cũng được tháo rời khá dễ dàng

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Dưới tấm bảo vệ là con chip Touch ID NXP 8461A1 tương tự model iPad năm ngoái

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Toàn bộ phần khung và linh kiện bên trong máy

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Bảng mạch logic bị hàn chặt vào lớp vỏ phía sau do đó, iFixit phải sử dụng chất lỏng chuyên dụng để làm tan lớp keo.

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Đây là bảng mạch chứa cổng kết nối Lightning

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Các bộ phận khác trong bảng mạch logic gồm chip Apple A10 Fusion + 2GB RAM LPDDR4 , chip quản lý điện năng – PMIC (màu cam), chip điều khiển màn hình cảm ứng của Broadcom (màu vàng)

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Đây là một bảng mạch khác gồm chip nhớ 32GB Toshiba , mô-đun Wi-Fi/Bluetooth (màu cam), chip điều khiển NFC (màu vàng) và bộ giải mã âm thanh Cirrus Logic (màu xanh lá cây)

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Viên pin của iPad 6 tương tự thế hệ trước với công suất 32.9Wh và dung lượng 8827 mAh

Mổ bụng iPad 2018: khó sửa chữa, có dùng linh kiện từ iPad đời cũ

Toàn bộ thân xác của iPad 2018

Bạn đọc có thể theo dõi màn mổ xẻ chi tiết dưới đây:

 Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận