Một nửa số hãng di động Trung Quốc biến mất vào năm tới

Một nửa số hãng di động Trung Quốc biến mất vào năm tới

Hãng khởi nghiệp Dakele được đánh giá là nhanh nhạy khi phát hành mẫu di động đầu tiên tại Trung Quốc cách đây 4 năm. Từ đó, mỗi năm thị trường phát triển với quy mô gấp đôi. Dakele tạo dựng thương hiệu tại Trung Quốc nhờ những chiếc smartphone có chi phí bằng một phần nhỏ so với iPhone.

Chiếc smartphone trị giá 160 USD được họ ra mắt 4 tháng sau khi mở công ty. Dakele khi đó được xem là luồng gió mới, cạnh tranh với những thế lực như Huawei, Xiaomi. Chiếc Dakele 3 ra mắt năm ngoái của họ được người Trung Quốc gọi là smartphone nhái iPhone tốt nhất.

Mot nua so hang di dong Trung Quoc bien mat vao nam toi hinh anh 1Mot nua so hang di dong Trung Quoc bien mat vao nam toi hinh anh 2
Dakele 3 có giá khoảng 230 USD, dùng màn hình sapphire. Ảnh: Gizmochina.

Những lời sáo rỗng sau đó nhanh chóng biến mất khi Huawei chi 300 triệu USD cho marketing, Xiaomi giảm giá tối đa cho sản phẩm.

Tháng trước, Dakele tuyên bố phá sản. Họ không phải công ty duy nhất rơi vào tình cảnh tương tự. Một nửa trong tổng số 300 thương hiệu smartphone Trung Quốc sẽ biến mất trong một năm tới, theo các nhà phân tích.

“Ngành công nghiệp di động thay đổi một cách nhanh chóng và tàn nhẫn hơn so với dự kiến”, Giám đốc điều hành Dakele Ding Xiuhong chia sẻ với Bloomberg. “Đây là một hãng khởi nghiệp, chúng tôi không kịp tìm ra chiến lược để vượt qua”.

Doanh số smartphone tại Trung Quốc bùng nổ hồi đầu thập niên này khi thu nhập người dân tăng cao, giá chip, màn hình giảm mạnh. Các kệ hàng tại đây tràn ngập smartphone đến từ thương hiệu nặng ký như Huawei, Lenovo, Xiaomi cho đến các tên tuổi nhỏ như Dakele, Tecno Mobile hay Gionee.

Doanh số smartphone thường tăng gấp đôi trong 3 năm liên tiếp, kể từ 2012 – theo hãng nghiên cứu Canalys. Định giá của Xiaomi vọt lên 45 tỷ USD khi hãng này bắt đầu bán smartphone tại Ấn Độ - nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Lenovo bỏ ra 2,91 tỷ USD để thâu tóm Motorola Mobility để biến mình thành “thương hiệu toàn cầu”.

Giờ đây, làn sóng đó nhanh chóng tan biến. Điện thoại thông minh không còn hấp dẫn người Trung Quốc. Hầu hết các hãng di động nhắm vào phân khúc smartphone tầm trung và thấp, nơi người dùng không thường xuyên nâng cấp model như điện thoại cao cấp của Apple hay Samsung.

Mot nua so hang di dong Trung Quoc bien mat vao nam toi hinh anh 3

“Tôi không thể sống nhờ bán điện thoại”, Jack Ding – người bán điện thoại và phụ kiện trên đường phố Bắc Kinh cho biết. Trong khoảng 20 phút trò chuyện với phóng viên của Bloomberg, chỉ có 1 khách ghé qua và mua thẻ nhớ trị giá 120 tệ (18,5 USD) tại cửa hàng này.

“Thị trường sẽ sàng lọc khoảng 150 thương hiệu”, James Yan – nhà phân tích của Counterpoint Research cho biết. “Một vài tên tuổi nhỏ vẫn sống sót nhưng phần lớn sẽ phá sản”.

Dakele 3 được ví như là những chiếc Xiaomi Mi 4 hay Huawei Mate mới. Nó sở hữu màn hình sapphire, cảm biến hình ảnh của Sony, chip MediaTek với giá khoảng 230 USD. “Sự thất bại này khiến trái tim chúng tôi tan vỡ”, Ding chia sẻ trên Weibo. Trang web của công ty này đã đóng cửa.

Với những công ty còn sống sót, chiến lược của họ là “xuất ngoại”. Xiaomi có 3,2 % thị phần tại Ấn Độ, so với 0,9% của Apple, theo Bloomberg. Châu Phi là một điểm đến tiềm năng khác của các hãng di động Trung Quốc. Transissicon Holdings đang là hãng di động phổ biến nhất tại châu Phi với 8.000 nhân viên và các thương hiệu như Tecno Mobile, Itel Mobile hay Infinix Mobility.

Sự cạnh tranh quá gay gắt tại Trung Quốc là động lực để họ chuyển dịch, theo Jason Liu – Giám đốc truyền thông của hãng này. Công ty này kỳ vọng bán được 80 triệu thiết bị trong năm nay, 35% trong số đó là smartphone. “Chúng tôi có lợi thế là người đến sớm. Nếu ở lại Trung Quốc, chúng tôi có thể đã phá sản”, Liu cho hay.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận