Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Mặc dù thị trường chatbot (một ứng dụng tự động trả lời, có thể mô phỏng nhắn tin phản hồi như người thật, thậm chí cả trên mạng xã hội) đang trở nên chao đảo nhưng sức hút của công nghệ thì chưa bao giờ là giảm, chatbot ngày càng có tiềm năng phát triển ở các thị trường quốc tế. Bởi, việc liên lạc qua tin nhắn đã trở thành xu hướng chủ đạo trong cả thập kỉ nay.

Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Chatbot trả lời tự động đang dần phổ biến trong đời sống của cư dân mạng.

Đây là quan điểm của một nhà khởi nghiệp đang làm việc để tạo ra những "bot" có ích tại Indonesia. Đất nước có số dân đông thứ tư thế giới với nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á này được coi là thị trường công nghệ đầy màu mỡ.

Khi mà các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram được sử dụng với tần suất lớn tại Indonesia trong những năm gần đây đồng nghĩa với việc áp dụng ứng dụng nhắn tin như Line, Kakao, BlackBerry BBM và WhatsApp cũng luôn là lựa chọn hàng đầu cho 260 triệu dân của đất nước này.

Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Indonesia được xem là đất nước "nghiện" mạng xã hội và chatbot.

Kata.ai, một công ty mới thành lập ở thủ đô Jakarta mới đây đã thu được 3 triệu USD nhờ việc khai thác văn hóa chat để ứng dụng trong ngành công nghệp, trong quan hệ giữa nhà kinh doanh và khách hàng. Công ty tạo ra một nhân vật trí tuệ nhân tạo có tên là Kata.ai cho phép các thương hiệu và công ty dùng các hoạt động chatbot để liên lạc với khách hàng và đối tác bằng ngôn nhữ Bahasa của Indonesia, chứ không phải tiếng Anh như thông thường.

Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Kata.ai đã không còn xa lạ với mỗi người dân Indonéia

Irzan Raditya, Giám đốc điều hành của công ty mẹ YesBoss Group nói: "Chúng tôi đang giúp các thương hiệu không những cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, mà còn tiện lợi hơn trong bán hàng và mở các chi nhánh mới để mang lại doanh thu nhiều hơn". "Chatbot thực sự đã có một chỗ đứng ở Indonesia, nhưng bây giờ chúng tôi muốn mọi người hiểu được những tiện ích mà nó mang lại để tiến xa hơn trên những thị trường khác".

Hiện tại, công ty Kata.ai đang phủ sóng hoạt động trên các mạng xã hội chatbot như Facebook Messenger, Line, Telegram, Slack và BBM (vẫn còn được dùng nhiều ở Indonesia) tại Indonesia phổ biến như toàn thế giới dùng cũng Twitter và Skype vậy.

Một trong những phần mềm chat được sử dụng thông dụng nhất trên toàn thế giới là WhatsApp vẫn chưa có mặt vì công ty vẫn chưa được phủ sóng tại đây. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi trong kế hoạch tích hợp ứng dụng vào dịch vụ kinh doanh trong tương lai.

Công ty mẹ YesBoss Group lúc ban đầu cũng chỉ là một dịch vụ trợ giúp cá nhân nhưng sau đó nó đã chuyển thành một dạng cung cấp chatbot khi CEO Raditya nhận thấy các ứng dụng da số bằng tiếng Anh tác động hạn chế lên thị trường Indonesia. Vì vậy ông đã điều chỉnh những ứng dụng mang tính chất toàn cầu để phù hợp hơn với từng địa phương, đầu tiên là Indonesia.

Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Chatbot đã được đổi sang ngôn ngữ Indonéia.

Telkomsel là một minh chứng rõ rệt của một doanh nghiệp khởi nghiệp cung cấp mạng di động lớn nhât hiện nay, công ty nay đã tạo ra các bot trả lời tự động giúp khách hàng có thể nộp tiền vào tài khoản của mình, thay đổi gói cước cũng như kiểm tra các thông tin khác. Công ty đang lên kế hoạch sử dụng kinh phí đầu tư từ Qũy công nghệ xuyên Thái Bình Dương của Đài Loan để thành lập đội ngũ nhân viên bán hàng nhằm thúc đẩy thị trường kinh doanh. Tất nhiên đội ngũ bán hàng này được thuê bởi trí tuệ nhân tạo (AI) với một nguồn dữ liệu lớn, tất cả phụ thuộc vào những bộ óc sáng tạo đầy tài năng. Vì đây mới chính là mục tiêu chính của ứng dụng công nghệ.

Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

Chatbot phục vụ con người từ đồ ăn...

Chatbot đang nhắm tới thị trường Đông Nam Á

...cho đến quần áo.

Đây là một yêu cầu khó khăn ở Indonesia, mặc dù có một dân số lớn, nhưng vẫn thiếu kỹ thuật viên và đặc biệt là những cá nhân có kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan đến AI và chatbot. Tuy nhiên, CEO Raditya không nghĩ đến việc mở các văn phòng ở nước ngoài để thu hút tài năng, thay vào đó ông đang tìm kiếm ở địa phương và cho những người sẵn sàng di chuyển (hoặc trở về Indonesia).

Mặc dù chưa có kể hoạch mở rộng ngay lập tức nhưng ông Raditya đã gợi ý rằng các dịch vụ của công ty Kata.ai sẽ nhắm vào thị trường Đông Nam Á vào thời điểm nào đó trong năm tới. Nhưng đây sẽ là một công việc rất khó khăn khi mà chỉ riêng Indonesia đã chiếm một nửa nền kinh tế internet của toàn khu vực này, đòi hỏi mọi khởi nghiệp đều sẽ phải bắt đầu từ con số không.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận