Chi tiêu quân sự chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu, bình quân 230 USD/người

Chi tiêu quân sự chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu, bình quân 230 USD/người

Mức chi tiêu quân sự trong năm 2017 vừa qua đã tăng 1,1% so với năm 2016 và chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu. Nếu chia mức chi quân sự này trên đầu người, ước tính mỗi người trên thế giới đang phải gánh 230 USD.

Chi tiêu quân sự chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu, bình quân 230 USD/người

Theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm , tổng chi tiêu quân sự trên thế giới đã tăng lên tới mức 1,7 ngàn tỷ USD trong năm 2017. Số tiền này chiếm tới 2,2% tổng GDP toàn cầu và tương đương 230 USD/người.

Sau 13 năm tăng liên tục từ năm 1999 đến năm 2011 và không đổi trong suốt giai đoạn 2012-2016, tổng chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng trở lại vào năm 2017 với mức tăng 1,1%.

Trong số các cường quốc, chi tiêu quân sự của Trung Quốc trong năm qua đã tăng trở lại và kéo dài chuỗi tăng chi tiêu suốt hơn 2 thập kỷ qua. Ngược lại, chi tiêu quân sự của Nga đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 1998. Chi tiêu quân sự của Mỹ không thay đổi trong năm thứ hai liên tiếp.

Nan Tian, nhà nghiên cứu chương trình chi tiêu quân sự và vũ trang của SIPRI tiết lộ: "Ở cấp độ toàn cầu, cán cân chi tiêu quân sự rõ ràng đang dần dịch chuyển khỏi khu vực Châu Âu – Đại Tây Dương".

Ở chiều ngược lại, chi tiêu cho quân sự tại Châu Á và Châu Đại Dương đã tăng năm thứ 29 liên tiếp. Trung Quốc hiện là quốc gia bạo chi lớn thứ hai cho quân sự với mức chi 228 tỷ USD trong năm 2017. Tính riêng trong giai đoạn từ 2008 tới 2013, chi quân sự của quốc gia đông dân nhất thế giới đã tăng từ 5,8% lên 13%.

Chi tiêu quân sự chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu, bình quân 230 USD/người

Biểu đồ thống kê Top 15 quốc gia có lượng chi tiêu nhiều nhất cho quân sự

Chi tiêu quân sự chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu, bình quân 230 USD/người

Danh sách top 15 quốc gia chi tiêu nhất nhất cho quân sự trên thế giới

Chi tiêu quân sự chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu, bình quân 230 USD/người

Nga là quốc gia có mức chi tiêu quân sự tính trên tổng GDP cao nhất, lên tới 4,3%

Ấn Độ chi 63,9 tỷ USD cho quân sự trong năm 2017, tăng 5,5% so với năm 2016. Hàn Quốc có mức tăng nhẹ 1,7%, tương đương mức chi 39,2 tỷ USD.

Ngược lại, "cường quốc quân sự" Nga lại đang giảm mức chi quân sự với con số 66,3 tỷ USD trong năm 2017, thấp hơn 20% so với 2016. Hiện đại hóa quân sự từ lâu vẫn là ưu tiên số một của Nga nhưng do nền kinh tế đi xuống dẫn tới ngân sách quân sự hạn chế trong vài năm trở lại đây.

Đứng trước nhiều mối đe dọa về chính trị liên quan tới Nga, nhiều quốc gia Trung và Tây Âu cũng đã bắt đầu tăng chi tiêu quân sự. Tổng chi tiêu của 29 thành viên NATO trong năm qua là hơn 900 tỷ USD, chiến 52% chi tiêu quân sự của thế giới.

Xung đột vũ trang và cạnh tranh gay gắt về quyền lợi tại khu vực Trung Đông cũng dẫn tới hiện tượng chạy đua quân sự. Tổng chi tiêu quân sự tại Trung Đông đã tăng 6,2% trong năm qua. Ả Rập Xê-Út là quốc gia Trung Đông chi mạnh tay nhất với 69,4 tỷ USD (xếp thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc), tăng 9,2% so với năm 2016.

Không ngạc nhiên khi Mỹ tiếp tục là cường quốc quân sự thế giới với mức chi khủng lên tới 610 tỷ USD, gấp 3 lần Trung Quốc và chiếm 40% tổng chi quân sự toàn cầu.

Chi tiêu quân sự chiếm 2,2% tổng GDP toàn cầu, bình quân 230 USD/người

Mặc dù vậy, con số này đã giảm và có xu hướng chững lại so với giai đoạn năm 2010. Bước sang năm 2018, Mỹ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu cho quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân.

Đại sứ Jan Eliasson, Chủ tịch Hội đồng quản trị SIPRI bày tỏ quan ngại sâu sắc: "Việc các quốc gia ngày càng chi mạnh tay cho quân sự đã dấy lên mối quan ngại sâu sắc. Động thái trên cũng làm suy yếu các giải pháp hòa bình trong trường hợp xảy ra xung đột trên thế giới".

Bản báo cáo của SIPRI cũng tiết lộ về mức chi tiêu quân sự tại các khu vực như Nam Mỹ, Trung Mỹ, vùng biển Caribe và Châu Phi. Trong đó chỉ có vùng Nam Mỹ, đặc biệt là Argentina và Brazil có mức tăng chi tiêu cao nhất. Ngược lại Châu Phi và Trung mỹ lại chứng kiếm mức giảm chi quân sự đáng kể.

Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận