Công nghệ blockchain có thể làm giảm sự không chắc chắn trong thương mại quốc tế

Công nghệ blockchain có thể làm giảm sự không chắc chắn trong thương mại quốc tế

Công nghệ blockchain có thể làm giảm sự không chắc chắn trong thương mại quốc tế

Trong bảng tóm tắt chính sách kinh tế mới, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Áo về đánh giá các hiệu ứng có thể tác động tới nền kinh tế của việc số hóa, bao gồm cả công nghệ blockchain trên nền kinh tế xuất khẩu (export economy), Cointelegrap ở Đức đưa tin ngày 28 tháng 9.

Báo cáo được hoàn thành bởi Bernhard Dachs từ Viện Công Nghệ Áo, thay mặt cho Bộ Liên Bang về các vấn đề Kỹ thuật số và Kinh tế Áo (BMDW) đã cho thấy một tương lai rất sáng sủa và tích cực của Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (AI).

Dachs công bố rằng Công nghệ Blockchain có thể làm cho các giao dịch xuất khẩu hàng hóa an toàn hơn và giảm sự mập mờ trong giao dịch thương mại quốc tế. Ngoài ra, tính phi tập trung của công nghệ Blockchain cũng giúp “giảm đáng kể chi phí chế biến dành cho xuất khẩu”.

Thế nhưng, Dachs cũng lưu ý rằng Công nghệ Blockchain trước tiên phải được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng, trước khi ngành Xuất – Nhập khẩu được hưởng lợi ích lớn từ công nghệ này.

Áo được xếp hạng thứ 11 trong số các quốc gia thành viên của EU về chỉ số Kinh tế – Kỹ thuật số và Xã hội. Do đó, báo cáo nhấn mạnh rằng khoa học và công nghiệp cần được tăng cường trong việc phát triển các cơ hội kỹ thuật số mới để Áo có thể đóng vai trò chủ đạo trong sự đổi mới trong tương lai. Bernhard Dachs tóm tắt ở cuối báo cáo: "Các dịch vụ đặc biệt có thể có lợi ích lớn trong tự động hóa và thương mại từ các công nghệ mới như blockchain hoặc AI, nó sẽ tiếp thêm động lực không hề nhỏ cho các ngành công nghiệp này. Việc phát triển các dịch vụ mới có thể là minh chứng cho sự tăng trưởng của các công ty của Áo".

Các công ty lớn trên toàn cầu đã bắt đầu áp dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cho các hoạt động hậu cần và chuỗi cung ứng. Các dự án thí điểm đang vận hành của IBM kết hợp cùng Tập đoàn Maersk với mục đích là thiết lập bản đồ các tài liệu vận chuyển hàng hóa hiện có trên nền tảng blockchain. Cảng Hamburg, Đức, một trong những cảng biển lớn nhất châu Âu cũng đang phát triển một dự án có tên gọi HanseBloc, sẽ đảm bảo việc trao đổi vận đơn qua giao dịch điện tử một cách an toàn thông qua blockchain.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận