Công ty Thụy Điển cấy vi mạch vào người nhân viên

Công ty Thụy Điển cấy vi mạch vào người nhân viên

Một khối văn phòng công nghệ cao tên gọi Epicenter ở Thụy Điển đã thực hiện cấy chip cho các nhân viên của mình. Vi mạch này có kích thước như hạt gạo với chức năng rất đa dạng. Các nhân viên được cấy chip có thể mở cửa ra vào, sử dụng máy in hay mua nước uống chỉ với một cái vẫy tay.

Việc cấy ghép này được thực hiện bằng cách sử dụng một loại xi-lanh đặc biệt, đầu kim tiêm được đặt giữa ngón cái và ngón trỏ, sau đó bằng một cú nhấp chuột, chip vi mạch sẽ được đẩy vào dưới da tay. Việc làm này, trên lý thuyết hay thực tiễn, đều biến các nhân viên thuộc Epicenter trở thành cyborg (sinh vật tồn tại cả hai phần sinh học và nhân tạo).

“Lợi ích lớn nhất của việc cấy chip chính là sự thuận tiện”, Patrick Mesterton, giám đốc điều hành và đồng sáng lập Epicenter cho biết: “Về cơ bản nó sẽ thay thế nhiều thứ bạn thường sử dụng, ví dụ như thẻ tín dụng hay chìa khóa”.

Công nghệ này không quá mới, bởi những con chip trên từng được cài vào vòng cổ của động vật, hoặc được nhiều công ty vận chuyển sử dụng để theo dõi các đơn hàng.

Việc cấy ghép vi mạch cho nhân viên chưa từng được thực hiện trên quy mô rộng lớn. Epicenter và một số công ty khác là những người tiên phong cho việc sản xuất chip để cấy ghép vào cơ thể người một cách rộng rãi.

Cong ty Thuy Dien cay vi mach vao nguoi nhan vien hinh anh 1
Những vi mạch này có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nhưng có chức năng rất đa dạng. Ảnh: Telegraph.

Giống với các công nghệ mới hiện nay, việc cấy chip làm dấy lên không ít lo ngại về vấn đề bảo mật và quyền riêng tư. Các dữ liệu được thu thập bởi con chip này sẽ cho biết thời gian làm việc trung bình mỗi ngày của một nhân viên, hoặc nhân viên đó thường mua và ăn những gì.

Tuy nhiên, điểm khiến con chip này thực sự trở nên khác biệt chính là nó không giống như thẻ ID hay smartphone để thay chìa khóa cửa, một khi đã cấy chip thì khó có thể tách rời hay đánh lừa nó.

“Đương nhiên, việc đưa những thứ giống như vậy vào trong cơ thể con người là một bước đi táo bạo, ngay cả với tôi”, Mesterton nói về nỗi hoài nghi của mình khi mới bắt đầu dự án.

“Mặt khác, tôi cho rằng, con người đã từng cấy ghép nhiều thứ vào cơ thể mình, ví dụ như máy điều hòa nhịp tim và những thứ tương tự như thế để kiểm soát nhịp tim của người bệnh. Việc cấy ghép đó nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc đưa vào người một con chip nhỏ có thể giao tiếp với các thiết bị”, Mesterton cho hay.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận