Internet of Things đang tạo thành cơn lốc trên toàn cầu

Internet of Things đang tạo thành cơn lốc trên toàn cầu

Internet of Things đang tạo thành cơn lốc trên toàn cầu

 Pankaj Sharma, Phó Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản, Bộ phận Giải pháp CNTT, tập đoàn Schneider Electric

Tác động từ tăng trưởng vũ bão của IoT

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp là đối tượng đầu tiên được chứng kiến và cảm nhận việc Internet of Things đã thay đổi cách thức vận hành của nền kinh tế toàn cầu. IoT đã được ứng dụng trong gần như tất cả mọi lĩnh vực, từ giao thông đô thị, thiết bị y tế, ô tô cho đến các thiết bị gia dụng. Lượng terabytes dữ liệu khổng lồ đã và đang được tạo ra, phân tích và lưu trữ tại những trung tâm dữ liệu (TTDL) trên toàn thế giới.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của IoT có thể được đẩy mạnh nhờ một loạt diễn tiến trong ngành công nghiệp như: Chi phí cho các hệ thống tích hợp, thiết bị cảm biến và ứng dụng giảm mạnh – giá thành của các hệ thống, thiết bị cảm biến và tích hợp ngày càng giảm do tác động của sự mở rộng về quy mô nền kinh tế và thị trường toàn cầu hóa. Ví dụ như chi phí của một thẻ nhận dạng RFID đã giảm tới 40% xuống mức 10 cents (khoảng 2.200 đồng) trong năm ngoái. 

Bên cạnh đó, công nghệ không dây đáp ứng đa tiêu chuẩn đang giúp giảm giá thành các mặt hàng thiết bị kết nối không dây; và những giao thức Internet mới đã giúp hiện thực hóa việc kết nối hàng tỷ thiết bị vào mạng lưới Internet.

Hiện trên thị trường đang có ngày càng nhiều thiết bị di động giá rẻ, sự cải thiện về điều kiện kinh tế của nhóm khách hàng Châu Á đã dẫn đến sự gia tăng theo cấp số nhân về sử dụng thiết bị di động ở khu vực này. Năm 2015, Trung Quốc đã chiếm tới 1 tỷ khách hàng sử dụng điện thoại di động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Những thách thức hiển hiện

Như là một kết quả tất yếu cho sự phủ sóng của IoT, cứ mỗi 2 năm dung lượng kỹ thuật số lại tăng gấp đôi và từ năm 2013 đến 2020 sẽ tăng gấp 10 lần – từ 4,4 nghìn tỷ gigabytes tên tới 44 nghìn tỷ gigabytes.

Cơ sở hạ tầng cho trung tâm dữ liệu, cũng như các công cụ quản lý và phân tích dữ liệu kiểu truyền thống không được thiết kế cũng như không còn phù hợp để xử lý nổi khối lượng dữ liệu có cấu trúc phức tạp hoặc thâm chí không có cấu trúc nhất định được tạo ra bới những thiết bị kết nối. Theo dự báo của Gartner, dữ liệu sẽ tăng 800% về dung lượng trong 5 năm tới và trong số đó, có tới 80% sẽ là dữ liệu phi cấu trúc. Loại dữ liệu này đòi hỏi nhiều kỹ thuật IT và tài nguyên phần cứng hơn.

Khối lượng dữ liệu đồ sộ được tạo ra cũng đặt ra những thách thức mới cho các nhà hoạch định IT. Giờ đây các giám đốc Công nghệ Thông tin cần phải xem xét việc làm thế nào để họ có thể vừa truyền tải và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn, vừa đảm bảo hỗ trợ được chiến lược của các bên liên quan tại các đơn vị kinh doanh khác trong cùng một tổ chức.

Những mối lo thực tế của nhà quản trị

Sự tăng trưởng dữ liệu không phanh không chỉ khiến các nhà hoạch định IT lo lắng, mà cũng gây ra mối quan ngại nghiêm trong cho những nhà Quản lý Trung tâm Dữ liệu (DCMs). Giờ đây, hơn bao giờ hết, những nhà Quản lý Trung tâm Dữ liệu đang phải chịu sức ép lớn làm sao để tăng ổn định hiệu suất giữa các ứng dụng và mực độ tin cậy thông qua các giải pháp tích hợp.

Trở ngại lớn nhất đặt ra cho những nhà quản lý trung tâm dữ liệu là việc họ được kỳ vọng nâng cao băng thông đường truyền và giảm độ trễ dữ liệu. Theo Gartner, ngày nay 39 triệu terabytes lưu trữ đang được sử dụng trên toàn cầu. Tới năm 2019, con số đó sẽ cán mức 89 triệu terabytes. Băng thông đường truyền phải tăng mạnh tới 35% mỗi năm mới có thể bắt kịp. Rõ ràng là với băng thông mạng tăng theo tốc độ như vậy thì việc các nhà Quản lý Trung tâm Dữ liệu làm cách nào để có thể đạt được Chỉ số Hiệu quả Công việc (KPI) về giảm độ trễ dữ liệu trở nên vô cùng thách thức. 

Internet of Things đang tạo thành cơn lốc trên toàn cầu

Sự gia tăng nhu cầu sử dụng thông tin dữ liệu đang đặt ra những bài toán khó cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược CNTT

Tia hi vọng với điện toán tại biên?

Những tiến bộ trong công nghệ điện toán đã khơi dậy làn sóng mới về đổi mới máy chủ dưới dạng thức edge computing – điện toán tại biên. Được đánh giá rộng rãi là sẽ trở thành kiến trúc điện toán của tương lai, sự trỗi dậy của các nền tảng điện toán tại biên đã khiến nhiều doanh nghiệp phải nhanh chóng suy nghĩ lại về chiến lược trung tâm dữ liệu của mình khi họ phải cân nhắc giữa những thiết bị tích hợp, cổng kết nối hay các tiểu trung tâm dữ liệu dạng cắm-và-chạy (plug-and-play micro data center).

Đối với những ngành công nghiệp có nhu cầu chia sẻ và phân tích một lượng dữ liệu ngày càng tăng – như ngành bán lẻ, sản xuất và ngành viễn thông – trung tâm dữ liệu hay tiểu trung tâm dữ liệu dạng plug-and-play là một sự lựa chon hấp dẫn vì nó là mô hình điện toán lý tưởng cho những đám mây cá nhân và những hệ thống IT hội tụ.

Internet of Things đang tạo thành cơn lốc trên toàn cầu

Sự gia tăng nhu cầu sử dụng thông tin dữ liệu đang đặt ra những bài toán khó cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược CNTT

Vậy trung tâm dữ liệu này hoạt động như hế nào? Một tiểu trung tâm dữ liệu (micro data center) là một môi trường điện toán đóng gói sẵn, bao gồm tất cả các cấu phần cần thiết như nguồn điện, hệ thống làm mát, bảo mật và các công cụ quản lý liên quan. Và nó cũng tích hợp tất cả những hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu và kết nối mạng cần thiết để chạy các ứng dụng của khách hàng.

Bản chất mô đun của micro data center cho phép nó nhanh chóng bổ sung năng lực điện toán khi cần, giảm độ trễ và mang lại một môi trường an toàn cho việc chạy các ứng dụng của khách hàng.

Hơn nữa, vì được dựng sẵn nên chúng còn giúp giảm thiểu chi phí cài đặt và vận hành – có thể giúp giảm tới 50% chi phí trên mỗi watt điện tiêu thụ.

Internet of Things đang tạo thành cơn lốc trên toàn cầu

Thiết kế mô đun cho phép các tiểu TTDL có thể được đóng gói và lắp đặt tại bất cứ môi trường làm việc nào, đồng thời dễ dàng được điều chỉnh nâng cấp theo nhu cầu.

Theo Phó chủ tịch David Cappuccio, Chuyên gia phân tích chính của Gartner, “micro data center đã từng được tạo ra từ cách đây một vài năm, nhưng thường dưới dạng vụ việc. Bằng cách hợp tác với các nhà cung cấp và tạo ra một kiến trúc nhất quán và chuẩn hóa, các doanh nghiệp có thể lấy lại quyền kiểm soát các tài sản quan trọng này và tăng khả năng dịch vụ IT đặc thù cho từng điểm một cách nhanh chóng, nhưng vẫn giảm thiểu được rủi ro và chi phí hoạt động, đồng thời nâng cao chất luông dịch vụ.”

IoT: món hời cho các đối tác phân phối?

Có một thực tế là IoT sẽ còn tồn tại và tiếp tục phát triển, liên tục đưa ra những thách thức cũng như cơ hội cho các doanh nghiệp. Điều tốt đẹp là ở chỗ, IoT có thể chính là cơ hội vàng cho các đối tác kinh doanh phân phối.

Giờ đây các đối tác phân phối đã có thêm lựa chọn ngoài việc kinh doanh các sản phẩm đơn lẻ và dịch vụ để trở thành một đối tác kinh doanh thật sự với khách hàng của họ, thay cho việc an phận chỉ là nhà cung cấp. Giám đốc phân tích của hãng Canalys, ông Alastair Edwards, cho rằng “từ những nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ đơn thuần, các công ty phân phối đã phát triển thành những đối tác kinh doanh đáng tin cậy. Điều này có nghĩa là họ có thể giúp đỡ khách hàng tạo ra lợi thế kinh doanh từ các khoản đầu tư công nghệ, đặc biệt khi các khách hàng  theo đuổi định hướng chuyển đổi số hóa hay đảm trách nhiều chức năng công nghệ hơn thông qua các dịch vụ quản lý..”

Khi doanh nghiệp đẩy mạnh chiến lược IT nhằm tận dụng lợi thế của IoT, họ chuyển sang hợp tác sâu hơn với những đối tác phân phối có chuyên môn về kỹ thuật và có khả năng tích hợp những giải pháp của nhiều hãng công nghệ để có thể đi trước một bước trong cuộc chơi này.

Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm quân sư trong lĩnh vực IoT. Mặc dù công nghệ mới này có thể khác biệt so với những công nghệ mà các công ty phân phối và chuyên gia IT vẫn thường sử dụng, những nguyên tắc cơ bản về hạ tầng kết nối và dữ liệu vẫn được bảo toàn. Các công ty phân phối cần phải tiên phong cho việc triển khai thành công IoT nhờ khám phá những công nghệ giúp khách hàng giải quyết các thách thức gặp phải và khai thác lợi ích tiềm năng của IoT. Đây là một nghĩa vụ - cũng như cơ hội sáng mở ra cho những công ty phân phối công nghệ.

Để nhanh chóng nắm bắt cơ hội mà IoT mang lại, các đối tác phân phối nên cân nhắc hợp tác với những nhà cung cấp giải pháp đáng tin cậy, điển hình là Schneider Electric, để nhờ đó, có thể mang đến cho khách hàng những giải pháp mở rộng và dễ triển khai, từ đó giành chiến thắng trong thời đại kết nối của IoT.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận