Nga sẽ nâng mức tiền phạt với các công ty công nghệ không tuân thủ pháp luật

Nga sẽ nâng mức tiền phạt với các công ty công nghệ không tuân thủ pháp luật

Nga sẽ nâng mức tiền phạt với các công ty công nghệ không tuân thủ pháp luật

Theo các nguồn tin quen thuộc với cơ quan chức năng, Nga đang có kế hoạch áp dụng mức tiền phạt cao hơn đối với các công ty công nghệ không tuân thủ luật pháp của Nga, tăng sức răn đe trong cuộc chiến của Kremlin với các công ty công nghệ toàn cầu như Facebook và Google.

Trong năm năm qua, Nga đã đưa ra nhiều điều luật quản lý internet khó khăn hơn, yêu cầu các công cụ tìm kiếm xóa một số kết quả tìm kiếm, dịch vụ nhắn tin, chia sẻ khóa mã hóa với dịch vụ bảo mật và mạng xã hội, lưu trữ dữ liệu cá nhân của người dùng Nga trên máy chủ trong nước.

Các kế hoạch phạt tiền cao hơn được đưa vào một tài liệu tham khảo do bởi chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin chuẩn bị và gửi cho mọi người trong ngành để tư vấn, phản hồi.

Tại thời điểm này, những công cụ duy nhất mà Nga thực thi đối với quy tắc dữ liệu là phạt tiền, với mức tiền phạt thường chỉ cao nhất là vài nghìn đô la hoặc chặn các dịch vụ trực tuyến vi phạm. Tuy nhiên, chặn các dịch vụ là một tùy chọn đầy khó khăn về kỹ thuật.

Đề xuất mức phạt tiền mới sẽ buộc một công ty không tuân thủ các quy tắc của Nga bị phạt 1% doanh thu hàng năm ở Nga, theo các nguồn tin và bản sao tài liệu.

Hiện tại chính quyền Kremlin không trả lời yêu cầu bình luận.

Một đại diện của cơ quan quản lý viễn thông Nga Roscomnadzor, Vadim Ampelonsky, cho biết ông không thể bình luận vì cơ quan của ông không tham gia vào việc soạn thảo luật.

Cơ quan quản lý của Nga, Roscomnadzor, đã nhiều lần cáo buộc Facebook và Google không tuân thủ luật pháp của Nga. Nga đã chặn truy cập vào LinkedIn vào năm 2016 và cố gắng làm tương tự với dịch vụ tin nhắn được mã hóa Telegram vào tháng Tư.

Một đại diện của Google tại Nga đã từ chối bình luận về các cáo buộc hoặc đề xuất phạt mới. Cả Facebook và Giám đốc điều hành Telegram, Pavel Durov đều không trả lời yêu cầu bình luận.

Cũng giống như các nhà lập pháp và quan chức ở Mỹ và Liên minh châu Âu, Nga đang vật lộn với thách thức hạn chế sức mạnh của các công ty công nghệ vốn đã tích lũy được khối tài sản và kho dữ liệu khổng lồ.

Đề xuất mức phạt 1% doanh thu hàng năm có thể dẫn đến số tiền phạt đáng kể.

Ví dụ, chi nhánh của Google tại Nga có doanh thu 45,2 tỷ rúp (687 triệu đô la Mỹ) vào năm 2017, theo cơ sở dữ liệu SPARK chuyên tổng hợp dữ liệu từ các cơ quan đăng ký kinh doanh.

"Đối với một công ty nước ngoài, đó là một số tiền đáng kể", nguồn tin từ công ty công nghệ nước ngoài cho biết, mặc dù họ nói thêm rằng không rõ tiền phạt sẽ được áp dụng như thế nào với một số công ty không có pháp nhân ở Nga.

Theo các sửa đổi được đề xuất, tiền phạt cũng có thể được thu nhiều lần trên cùng một công ty cho mỗi lần phát hiện có vi phạm.

Bằng cách so sánh, theo luật pháp hiện hành, mức phạt tối đa mà Google có thể đối mặt là 700.000 rúp (10.595 USD).

Facebook cho biết họ đang thảo luận với cơ quan giám sát viễn thông về việc tuân thủ các quy tắc. Facebook đã không di chuyển các máy chủ chứa dữ liệu của người dùng Nga sang Nga, ba năm sau khi luật yêu cầu di chuyển được thông qua.

Ngoài các khoản tiền phạt cứng rắn hơn, các nhà chức trách Nga sẽ giữ quyền chặn các dịch vụ trực tuyến của các công ty theo luật mới.

Nguồn tin trong nhóm vận động hành lang công nghiệp cho biết các công ty trong lĩnh vực này có thể chấp nhận tiền phạt cao hơn, thay cho việc bị chặn các trang web. Nhưng ông cho biết các công ty sẽ phản đối các quy tắc vừa phạt tiền vừa chặn dịch vụ.

Trước đây, chặn dịch vụ đã gây ra sự cố kỹ thuật. Khi các quan chức cố gắng chặn Telegram vào tháng 4, họ vô tình chặn quyền truy cập của người dùng Nga vào các cuộc gọi thoại trên dịch vụ nhắn tin Viber và các ứng dụng dựa trên đám mây cho xe Volvo, cùng với các dịch vụ khác. Trong khi đó, Telegram vẫn có thể truy cập được ở Nga.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận