Nghiên cứu: Trẻ em không suốt ngày "dán mắt" vào màn hình điện thoại sẽ tư duy tốt hơn

Nghiên cứu: Trẻ em không suốt ngày "dán mắt" vào màn hình điện thoại sẽ tư duy tốt hơn

Nghiên cứu: Trẻ em không suốt ngày dán mắt vào màn hình điện thoại sẽ tư duy tốt hơn

Theo Gizmodo, nhóm nghiên cứu Canada đã phân tích nhiều bộ dữ liệu trong dự án nghiên cứu kéo dài 10 năm của các nhà khoa học Mỹ. Cuối cùng họ phát hiện thấy nhiều chi tiết bất ngờ về tác hại của thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.

Được biết nghiên cứu dài hơi trên nhằm tìm hiểu cách não bộ của trẻ phát triển theo thời gian. Nghiên cứu có tên gọi Sự phát triển nhận thức não bộ của trẻ vị thành niên (Adolescent Brain Cognitive Development – ABCD).

Là một phần trong dự án nghiên cứu do Viện Y tế quốc gia Mỹ tài trợ, các nhà khoa học trên khắp nước Mỹ đã phỏng vấn trẻ em và phụ huynh về thói quen và lối sống của họ. Những thói quen bao gồm cả thời gian tập thể dục, ngủ, xem màn hình trung bình một ngày.

Trong thống kê của nhóm nghiên cứu Canada, họ đã tiến hành xem xét kết quả của 4.524 trẻ từ 8-11 tuổi, sống tại 20 nơi khác nhau trên khắp nước Mỹ trong giai đoạn từ tháng 9/2016 tới 2017.

Ở Canada lẫn Mỹ, các bác sỹ thường khuyên trẻ em trên 6 tuổi không nên dành quá 2 giờ mỗi ngày để xem màn hình, nhưng trong nghiên cứu trên chỉ có 37% trẻ em đáp ứng được tiêu chí đó. Đặc biệt các nhà khoa học phát hiện thấy, những đứa trẻ dễ dàng đạt được điểm số cao hơn trong các bài kiểm tra, đánh giá nhận thức, sự chú ý, khả năng ghi nhớ và ngôn ngữ.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sỹ Jeremy Walsh chia sẻ với tờ Washington Post: "Chúng ta cần phải chú ý đến thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình. Nghiên cứu này cho thấy thời gian giải trí ít hơn 2 giờ có lợi nhất cho trẻ".

Mặc dù vậy, thời gian sử dụng màn hình không phải là yếu tố duy nhất tác động tới kỹ năng tư duy của trẻ. Chỉ có 50% trong số trẻ em thuộc nghiên cứu ngủ đủ 9-11 tiếng theo khuyến nghị. Trong khi đó cũng chỉ có 18% số trẻ tập luyện thể dục ít nhất 1 tiếng/ngày. Có 5% số trẻ đáp ứng được cả 3 tiêu chí trên và 30% không đạt được tiêu chí nào.

Nghiên cứu: Trẻ em không suốt ngày dán mắt vào màn hình điện thoại sẽ tư duy tốt hơn

Đối với những trẻ không đáp ứng được các tiêu chí này thường có thể chất và khả năng tư duy . Những trẻ tham gia nghiên cứu trung bình ngủ 9,1 giờ/đêm, giải trí trên màn hình 3,6 giờ/ngày và hoạt động thể chất 3,7 ngày/tuần.

Đây là một nghiên cứu mang tính quan sát và chưa có nhiều bằng chứng về mặt sinh học và y học, do đó xét về nhiều mặt, nó chưa thể chứng minh được mối liên kết giữa thời gian sử dụng màn hình quá nhiều với khả năng tư duy kém hơn. Nhưng rõ ràng dựa trên quan sát về những đứa trẻ không đáp ứng được cả ba tiêu chí là thời gian ngủ, xem màn hình và tập thể dục, nhóm trẻ ít xem màn hình hơn đã thể hiện tốt hơn.

Tiến sỹ Walsh cũng cho biết, mặc dù nghiên cứu trên tập trung vào trẻ em Mỹ nhưng kết luận từ nghiên cứu hoàn toàn có thể áp dụng được cho trẻ em ở bất kỳ quốc gia nào khác.

Walsh chia sẻ: "Tôi nghĩ chúng ta cần xem xét kỹ các thói quen sử dụng màn hình và tôi cho rằng, nguyên tắc không dành quá 2 giờ giải trí mỗi ngày trước màn hình sẽ là một bước khởi đầu tốt cho mọi quốc gia. Chúng ta sẽ phải tìm hiểu xem nhận thức của người dân có bị ảnh hưởng hay không, từ đó xây dựng các quy tắc giới hạn về thời gian sử dụng màn hình cho trẻ".

Ngoài ra, Walsh cũng khuyên các bậc phụ huynh nên quan tâm và thiết lập giới hạn sử dụng các thiết bị điện tử và xem màn hình đối với trẻ nhỏ.

Nghiên cứu trên đã được công bố trên tạp chí Lancet Child & Adolescent Health mới đây.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận