"Thử thách Cá voi xanh" là gì mà khiến cư dân mạng thấy ghê rợn?

"Thử thách Cá voi xanh" là gì mà khiến cư dân mạng thấy ghê rợn?

"Thử thách Cá voi xanh" là gì?

Thời gian gần đây cái tên trò chơi "Thử thách Cá voi xanh" (Blue Whale Challenge) đang gieo rắc nỗi lo vô hình trên các mạng xã hội. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, và vào ngày cuối cùng người chơi sẽ được công nhận chiến thắng bằng cách... tự sát.

Đó là lý do vì sao trò chơi này còn được gọi là trò chơi tự sát, vì đó là ý nghĩa của trò chơi - làm theo những chú cá voi xanh tự nguyện lao lên bãi biển như thể để tự sát, một điều khó giải thích đối với cả các nhà khoa học.

Việc làm cách nào để tham gia "Thử thách Cá voi xanh" giống như một ẩn số. Nhiều người chia sẻ rằng, muốn tham gia trò chơi này thì người chơi phải mất công tìm những "chú cá voi", nghĩa là người đang chơi, họ sẽ giới thiệu bạn với chủ nhân của trò chơi này.

Sau khi cài phần mềm bí mật, mỗi ngày những người chơi sẽ được gửi một thử thách, phải hoàn thành xong trong ngày. Thử thách thường là những trò quái gở như tự rạch tay, tự dùng kim châm mình, xem phim kinh dị, nghe nhạc kinh dị cả ngày, đi dạo ngoài nghĩa địa lúc đêm tối, hay trèo ra mép nóc nhà cao tầng...

e3-thu-thach-ca-voi-xanh-la-gi-wiki-thu-thach-ca-voi-xanh-voi-50-nhiem-vu-cu-the-thu-thach-ca-voi-xanh-video-viet-nam.jpg

"Thử thách Cá voi xanh" thường là những yêu cầu quái gở như tự rạch tay, tự dùng kim châm mình... Ảnh minh họa lấy từ bài báo về một nạn nhân 19 tuổi của "Thử thách Cá voi xanh" ở Ấn Độ.

Thử thách Cá voi xanh là gì mà khiến cư dân mạng thấy ghê rợn?

Những thử thách này thường yêu cầu người chơi thực hiện lúc 4 giờ 20 sáng. Và vì sao lại là 4 giờ 20 sáng thì đến nay người ta cũng chưa có giải thích rõ ràng, cũng có thể đó là khoảng thời gian thường người ta ngủ sâu nhất, và một số người đặt giả thuyết rằng vì lúc đó cả 2 kim đồng hồ đều chỉ số 4...

Nhìn chung các thử thách thường bắt đầu một cách nhẹ nhàng, nhưng chỉ sau vài ngày các thử thách bắt đầu được tăng mức độ lên. Quá trình này giống như "liệu pháp" tâm lý để dần dần "tẩy não" người chơi và dẫn dắt người chơi không còn e ngại đến với cái chết.

Ghê rợn hơn nữa là chủ trò còn tổ chức các hoạt động mang tính tâm linh tập thể, thường sau một vài thử thách tự hành hạ bản thân là một thử thách trò chuyện với những "chú cá voi" cùng chí hướng để chia sẻ suy nghĩ, niềm tin vào những điều mình đang làm.

"Thử thách Cá voi xanh" - Nhiệm vụ... tự sát dành cho giới trẻ bắt nguồn từ đâu?

Vụ này được đưa ra ánh sáng bắt đầu từ bài báo của nhà báo người Nga Galina Mursaliyava trên tờ Novaya Gazeta vào tháng 4/2016. Bài báo mô tả về một “nhóm tử thần” tự xưng là F57 tập hợp trên VKontakte, mạng xã hội tương tự Facebook của người Nga.

Bài báo này tố cáo nhóm tử thần sáng lập ra “Thử thách Cá voi xanh” này đã dẫn đến 130 vụ tự sát của giới trẻ. Từ đó dư luận bị chấn động về “Thử thách Cá voi xanh”, dù sau này cũng có ý kiến cho rằng bài báo thiếu dữ liệu và sự chắp nối.

Ngay sau đó, một cựu sinh viên tâm lý học bị đuổi học 21 tuổi tên là Philipp Budeikin đã bị bắt ở St Petersburg (Nga) và bị khởi tố vì gây ra ít nhất 16 vụ tự sát của các cô gái tuổi teen. Đến năm 2017 Budeikin bị kết án 3 năm 4 tháng tù giam.

Vào tháng 6/2017, một nhân viên bưu điện tên là Ilya Sidorov cũng bị bắt ở Moscow (Nga) với cáo buộc lập ra nhóm “Cá voi xanh”, theo đó ít nhất 32 trường hợp thanh thiếu niên bị dẫn dụ vào nhóm.

Vì vụ việc này mà cũng trong tháng 6/2017, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban hành luật áp dụng hình phạt cho tội dẫn dụ trẻ em vị thành niên tự sát, án phạt lên đến 6 năm tù giam.

Tuy nhiên chưa thể xem nhẹ mối nguy hại từ "Thử thách Cá voi xanh" vì trò chơi này cũng đã lan truyền rộng trong giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới, từ Trung Á, Châu Âu và Châu Mỹ, mang đến hàng trăm vụ tự tử thương tâm một cách bí hiểm.

Ở Việt Nam hiện nay có thông tin phản ánh xuất hiện của trò chơi “Thử thách Cá voi xanh” trong học sinh nhiều trường học ở Tiền Giang, cụ thể có hiện tượng một số thanh thiếu niên trên địa bàn, nhất là học sinh bậc THCS, có biểu hiện tham gia trò chơi này như cắt tay tạo hình cá voi xanh. Việc này cần phải được làm rõ và ngăn chặn.

Và để ngăn ngừa "Thử thách Cá voi xanh" lan truyền trong giới trẻ thì cách tốt nhất là trang bị kiến thức rộng rãi về trò chơi này. Như ở Mỹ người ta sáng tạo ra một trò chơi “Thử thách Cá voi xanh” khác để trong 50 ngày đưa ra những thử thách nhằm nâng cao tinh thần và thể trạng.

e1-thu-thach-ca-voi-xanh-la-gi-wiki-thu-thach-ca-voi-xanh-voi-50-nhiem-vu-cu-the-thu-thach-ca-voi-xanh-video-viet-nam(1).jpg

"Thử thách Cá voi xanh" lan truyền rộng trong giới trẻ ở nhiều nước trên thế giới, từ Trung Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Ở một số nơi đã phải có phong trào kêu gọi ngăn chặn trò chơi này.

Nếu cần hãy xem thêm video trên kênh YouTube Bibimbap Bắp để được giải thích rõ hơn về các nhiệm vụ trong "Thử thách Cá voi xanh":

*Nguồn tham khảo: wikipedia.org, themoscowtimes.com, kenh14.vn và một số trang báo.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận