Vì sao người Anh vui vẻ khi thanh toán bằng điện thoại, còn người Mỹ vẫn hững hờ?

Vì sao người Anh vui vẻ khi thanh toán bằng điện thoại, còn người Mỹ vẫn hững hờ?

Tương lai của hệ thống thanh toán di động tại Mỹ vẫn còn là một câu hỏi chưa có đáp án. Nhưng hãy qua Vương quốc Anh để thấy những điều kì diệu.

Vì sao người Anh vui vẻ khi thanh toán bằng điện thoại, còn người Mỹ vẫn hững hờ?

Bài viết này là phần dịch lược từ một bài báo trên Cnet.com

Tôi lôi điện thoại của mình ra, chạm nhẹ nó vào bảng điều khiến. Sau đó là dòng thông báo rằng tôi không thể thanh toán bằng cách này hiện ra, buộc tôi phải sử dụng thẻ tín dụng của mình. Rồi tôi lại đưa tay đi tìm cái ví của mình. Thực sự chuỗi hành động trên khiến tôi cảm thấy mình như một thằng ngốc vậy. Nhưng đó chính là cách tôi thực hiện thanh toán (tại Mỹ) vào năm 2017.

Tôi không thường xuyên sử dụng điện thoại hay đồng hồ của mình để thực hiện thanh toán, không phải bởi tôi không tin tưởng chúng mà là không phải lúc nào phương thức này cũng hoạt động. Nhưng chuyến đi nghỉ sau đó đã khiến tôi có những cảm nhận mới về phương thức thanh toán này.

Ở Anh, tất cả mọi nơi đều chấp nhận thanh toán qua điện thoại

Tôi đã đến phía Nam nước Anh và thành phố London, việc thanh toán không chạm diễn ra ở mọi nơi. Tôi có thể sử dụng Apple Pay ở mọi nơi, dấu hiệu Android Pay cũng có mặt ở khắp mọi nơi. Song ở Mỹ, người ta thay đổi chậm hơn nhiều bất chấp những ích lợi mà nó mang lại bởi vẫn còn rất nhiều chiếc thẻ tín dụng hoạt động theo kiểu vuốt đang được sử dụng hàng ngày.

Không những vậy, bảng điều khiển ở Mỹ đa phần là làm theo kiểu nửa vời hoặc bị tắt đi. Nước Anh là thiên đường của việc thanh toán không chạm nhưng nước Mỹ thì ngược lại. Thực sự chẳng thể cùng đẳng cấp. Đôi khi tôi thanh toán bằng chạm điện thoại, đôi khi thì bằng cách lướt thẻ và cũng đôi khi thì lại bằng cách quét mã QR. Ngay cả khi những vòng đeo như Fitbit cũng đang thêm chức năng thanh toán vào thì nó cũng chỉ có thể hoạt động với số lượng ngân hàng còn ít hơn nhiều khi so với Apple Pay, Android Pay hay Samsung Pay.

Sẽ là dễ dàng hơn nếu tất cả đều hoạt động

Khi tôi ở nước ngoài, việc thanh toán diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn khi dùng phương thức thanh toán không chạm. Phương thức này sẽ giúp chúng ta không phải sử dụng tiền mặt hay chi trả một phần cho chi phí của cây ATM.

Cái may rủi của việc thanh toán

Tôi đã sớm từ bỏ việc thanh toán với chiếc đồng hồ hay điện thoại của mình ở Mỹ bởi còn rất nhiều những địa điểm không chấp nhận phương thức này. Apple Pay hiện đã được chấp nhận tại 50% địa điểm bán lẻ tại Mỹ và tổng số thanh toán trong năm 2017 đã tăng lên tới 330%. Nhưng 50% có nghĩa là có một tỷ lệ lớn những địa điểm không chấp nhận phương thức này. Và cũng tức là mỗi lần tôi bước vào một cửa hàng, tôi như đang chơi trò lật úp vậy.

"Việc thanh toán bằng điện thoại mới chỉ chiếm 1% trong tổng số giao dịch thực hiện tại những cửa hàng bán lẻ", đây là những gì mà Jordan McKee tại 451 Research thống kê được. Ông cũng cho biết rằng từ khi dịch vụ Apple Pay được ra mắt, việc thanh toán bằng ví điện tử cũng đang dần ổn định hơn. Mặc dù 90% thiết bị thanh toán đều hỗ trợ công nghệ NFC nhưng đó vẫn còn phụ thuộc cao vào việc nhà bán lẻ có bật chức năng này hay không.

Thiết bị thanh toán cần được đặt "trong tầm tay"

Chạm để thanh toán nghĩa là thiết bị thanh toán cần được đặt trong tầm tay người dùng. Tại Mỹ, thiết bị thanh toán thường được đặt cố định ở quầy. Nhưng tại Anh, một thiết bị thanh toán mini sẽ được mang tới tận người sử dụng dịch vụ. Việc đơn giản tiếp theo đó là chạm thẻ vào thiết bị thanh toán. Việc tiện dụng trong thanh toán vé tàu điện ngầm tại Anh cũng đơn giảm không kém gì so với ví dụ trên.

Trung Nguyễn

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận