ViOlympic năm học 2018 - 2019 mở vòng thi thứ 4 môn Vật lí từ hôm nay

ViOlympic năm học 2018 - 2019 mở vòng thi thứ 4 môn Vật lí từ hôm nay

ViOlympic năm học 2018 - 2019 mở vòng thi thứ 4 môn Vật lí từ hôm nay

Cuộc thi giải Toán, Vật lí qua mạng Internet - ViOlympic năm học 2018 - 2019 vừa được FPT chính thức phát động ngày 26/10/2018.

Thông tin từ Ban tổ chức cho hay, 8h30 sáng ngày 1/11/2018, vòng thi số 4 môn Vật lí cuộc thi ViOlympic năm học 2018 - 2019 đã chính thức được mở trên hệ thống của cuộc thi tại địa chỉ: http://violympic.vn.

Vòng 4 của ViOlympic năm học 2018 - 2019 tiếp tục là vòng tự luyện của các học sinh. Thể lệ cuộc thi quy định rõ, ở các vòng tự luyện (từ vòng 1 đến vòng 6), học sinh có thể bắt đầu tham gia làm bài bất cứ thời điểm nào sau khi mở vòng tự luyện, miễn là vượt qua được tất cả các vòng để có đủ điều kiện tham dự các vòng thi các cấp phía sau đó.

Thời gian làm bài dành cho các vòng thi tự luyện là 30 phút. Thời gian được tính từ lúc học sinh bắt đầu bấm vào nút “Làm bài”. Học sinh có thể làm nhiều lần và lần cuối phải đạt trên 100 điểm mới đủ điều kiện để vượt qua vòng thi. Đặc biệt, với hình thức thi “Leo dốc”, các thí sinh sẽ tiếp tục được luyện tập, tăng khả năng làm bài nhanh trong khoảng thời gian 30 phút.

Bên cạnh đó, trong thông báo mở vòng thi thứ 4 các môn thi ViOlympic Toán tiếng Việt, Toán tiếng Anh và Vật lí, Ban tổ chức lưu ý, với các vòng thi tự luyện, chức năng “Làm lại bài” mới được được bổ sung thêm để các thí sinh có thể luyện tập được các vòng thi nhiều hơn.

Mới đây, ngày 29/10, để thuận tiện cho các trường, các thí sinh trong quá trình tham gia cuộc thi ViOlympic năm học 2018 - 2019, Ban tổ chức cũng đã thông báo cụ thể: “Mọi tài nguyên, thông tin chính thức về cuộc thi ViOlympic sẽ được cập nhật tại website http://violympic.vn; Group chính thức truy cập tại địa chỉ https://www.facebook.com/groups/violympicfpt; và trang Fanpage chính thức của cuộc thi tại https://www.facebook.com/violympicvietnam”.

ViOlympic là cuộc thi quy mô quốc gia về Toán học và Vật lí trên Internet được FPT tổ chức thường niên từ năm 2008 đến nay. Cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc. Để góp mặt tại vòng thi quốc gia, các thí sinh phải trải qua các vòng thi tự do và vòng thi các cấp.

Năm 2008 khi chính thức ra mắt, cuộc thi ViOlympic chỉ gồm 1 môn thi là Toán tiếng Việt. Từ năm 2013, ViOlympic có thêm môn Toán tiếng Anh. Và đến năm 2016, ViOlympic đã mở rộng thêm cơ hội ôn luyện và giao lưu kiến thức trực tuyến cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 với môn Vật lí.

Trong năm học 2018 – 2019, năm thứ 11 cuộc thi ViOlympic được FPT tổ chức, với lợi thế của một tập đoàn công nghệ, FPT đã có những thay đổi với cuộc thi ViOlympic theo hướng tinh gọn về hình thức, chất lượng về nội dung, giúp các em học sinh học tập hiệu quả hơn.

Như ICTnews đã đưa tin, cuộc thi ViOlympic năm học 2018 – 2019 đã chính thức được phát động vào ngày 26/10 vừa qua tại Hà Nội. Năm nay, ViOlympic vẫn giữ nguyên các môn thi gồm Toán tiếng Anh, Toán tiếng Việt và Vật lí. Mỗi môn thi đều gồm 10 vòng thi, trong đó 6 vòng đầu là các vòng tự luyện, vòng 7 đến vòng 9 là vòng thi các cấp và vòng 10 là vòng thi quốc gia. Về phương thức thi, toàn bộ các khối lớp đều sẽ được áp dụng hình thức thi gồm 2 game thi và 1 phần thi “Leo dốc”. Thời gian làm bài cũng thay đổi từ 60 phút mỗi vòng thành  30 phút ở các vòng tự luyện và 45 phút đối với vòng thi các cấp. Toàn bộ nội dung các bài tập trong cuộc thi ViOlympic được bảo trợ bởi Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

Đặc biệt, năm nay, với sự đầu tư cải tiến công nghệ của FPT, các công nghệ mới nhất như mô hình hoá kiến thức theo đồ thị, phân tích dữ liệu lớn sẽ được đưa vào ViOlympic để giúp cá nhân hoá việc học và kiểm tra cho từng học sinh, giúp cho mỗi học sinh có một tiến trình học phù hợp, hỗ trợ khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh tốt nhất.

 “Toàn bộ kiến thức trong sách giáo khoa sẽ được phân chia thành các điểm kiến thức và các điểm này sẽ kết nối với nhau theo dạng cây kỹ năng. Khi học sinh tham gia thi, hệ thống sẽ dựa vào kết quả thực hiện các bài tập thuộc mỗi cây kỹ năng để đánh giá điểm mạnh hoặc điểm yếu về kiến thức của học sinh đó, đưa ra gợi ý cải thiện. Đây còn là công cụ giúp phụ huynh, giáo viên theo dõi và hỗ trợ các em. Trước mắt, hệ thống triển khai ở các khối 4, 5, 11 và 12. Violympic là cuộc thi online đầu tiên áp dụng công nghệ hiện đại này để cá nhân hóa việc học của học sinh”, Ban tổ chức cho biết.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận