Xem phim kinh dị có khiến chúng ta dũng cảm hơn không?

Xem phim kinh dị có khiến chúng ta dũng cảm hơn không?

Để trả lời điều này, trước tiên chúng ta cần phải hiểu bộ não sẽ phản ứng thế nào với nỗi sợ hãi.

Phản ứng của bộ não khi con người bị sợ hãi

Những bộ phim kinh dị hay nhất thường là những bộ phim nhắm vào sự bất an tâm lý xã hội sâu sắc. Nếu những bộ phim này chỉ đề cập đến những thứ hoàn toàn phi thực tế, bộ não của bạn sẽ không cảm nhận bất kỳ mối đe dọa nào. Mục đích của phim kinh dị là hù dọa những điều có trên phim có thể xảy ra ngoài đời thực, khiến người xem sợ hãi và ám ảnh bởi những ngọn nguồn gây ra nỗi kinh hoàng.

Một trong những vùng não của bạn liên quan đến việc xử lý các mối đe dọa này là Hạch hạnh nhân .

Hạch hạnh nhân là khối hạt nhân hình quả hạnh, có nhiều nơ-ron kết nối lại với nhau trong não. Vùng não này xử lý những nỗi sợ hãi nguyên thủy mà con người sở hữu và thể hiện. Rõ ràng, Hạch hạnh nhân không thực hiện chức năng độc lập mà liên kết mạnh mẽ với hai vùng não khác là Vùng dưới đồi (Hypothalamus) và Hồi hải mã (Hippocampus). Vùng dưới đồi có trách nhiệm khiến chúng ta phản ứng với những nỗi sợ hãi này theo cách mà bộ não của người nguyên thủy xử lý: đó là la hét và cố gắng chạy trốn.

Xem phim kinh dị có khiến chúng ta dũng cảm hơn không?

Hạch hạnh nhân kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm thông qua Vùng dưới đồi (trục HPA), sau đó ra lệnh tuyến thượng thận tiết ra hoóc môn cho phản ứng chống trả hay bỏ chạy - Adrenaline (còn được gọi là Epinephrine). Khi lưu hành trong máu, Adrenaline khiến cơ thể bạn có dấu hiệu cảm nhận nỗi sợ hãi, bao gồm tăng nhịp tim, đổ mồ hôi ở lòng bàn tay, khô miệng, thở dốc và tăng lưu lượng máu đến các cơ xương. Đây là lý do tại sao bạn nhảy, la hét hoặc trở nên nhanh nhẹn hơn khi xem một bộ phim kinh dị, vì bộ não của bạn đang ra lệnh cơ thể phải nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm!

Vùng não còn lại - Đồi hải mã cho phép não của bạn nhận biết được hoàn cảnh. Khu vực này đảm bảo cho người xem biết rằng mình chỉ xem một bộ phim và không có bất kỳ thứ kinh dị nào trong phim thực sự gây hại cho con người trong cuộc sống thực.

Liệu phim kinh dị có khiến não miễn dịch với những thứ đáng sợ hay không?

Cho đến nay, vẫn chưa có ai chắc chắn về điều này. Có rất ít bằng chứng cho thấy việc xem phim kinh dị khiến bạn tự trang bị tốt hơn để đối phó với các tình huống đáng sợ trong đời thực. Tuy nhiên, trạng thái cảnh giác cao độ mà một người trải nghiệm sau khi xem bộ phim kinh dị có thể có lợi khi giúp người đó tránh xa các tình huống đáng sợ tương tự. Mặc dù vậy, rất ít nghiên cứu được thực hiện nhằm kết luận hay phủ định giả thuyết trên.

Mặt khác, có một số bằng chứng cho thấy việc xem phim kinh dị có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi.

Các phương pháp điều trị dựa trên việc tiếp xúc tập luyện khả năng chịu đựng đau khổ. Trong đó, khả năng kiềm chế phản ứng sợ hãi cao độ sẽ được phát triển bằng cách cho bệnh nhân liên tục tương tác với đối tượng gây nỗi sợ hãi. Phương pháp điều trị dựa trên việc tiếp xúc được áp dụng cho các tình trạng ám ảnh mà mọi người gặp phải; điều này cũng có thể áp dụng cho phim kinh dị. Nỗi sợ dòng phim kinh dị hoặc một khía cạnh nhất định trong bộ phim kinh dị có thể được thuyên giảm khi bệnh nhân tiếp xúc nhiều lần với nó. Từ đó, phương pháp sẽ khiến cơ thể bạn nghĩ rằng điều khiến bạn sợ hãi lại không thực sự gây ra tác hại nào.

Xem phim kinh dị có khiến chúng ta dũng cảm hơn không?

Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thưởng thức một bộ phim đáng sợ có thể mang lại lợi ích cho não khi đối phó với các yếu tố gây căng thẳng khác. Một số người đã báo cáo rằng việc xem phim kinh dị giúp họ đối phó với cảm giác bất an do hoạt động này mang lại cho họ một lượng lớn hóc-môn adrenaline, giúp làm giảm các triệu chứng lo lắng.

Tóm lại, mỗi người đều có phản ứng khác nhau đối với phim kinh dị. Một số người được dịp hồi hộp, trong khi cảm giác xem phim không khác gì cực hình đối với những người khác. Tất cả phụ thuộc vào bộ não cá nhân và khả năng xử lý nỗi sợ hãi của bộ não. Do đó, xem phim kinh dị có thể được coi là biện pháp cải thiện cách bạn đối phó với nỗi sợ hãi và các tình huống đáng sợ.

D.N

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận