Bản đồ mùa màng đầu tiên trên thế giới từ hình ảnh vệ tinh

Bản đồ mùa màng đầu tiên trên thế giới từ hình ảnh vệ tinh

Trang mạng Tribune của Pakistan ngày 1/9 đưa tin Pakistan đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng hình ảnh vệ tinh để lập bản đồ cây trồng.

Phát biểu trên một kênh truyền hình địa phương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin kiêm Chủ tịch Ban công nghệ thông tin bang Punjab, Umar Saif, cho biết vệ tinh được sử dụng là vệ tinh viễn thám của Anh có tên gọi Sentinel-2A, độ phân giải 10m, nhằm xác định loại cây trồng, tình trạng của cây và độ ẩm trong đất để dự báo quá trình tăng trưởng.

Dữ liệu này cũng giúp chính phủ xây dựng chính sách nông nghiệp hợp lý.
Dữ liệu này cũng giúp chính phủ xây dựng chính sách nông nghiệp hợp lý.

Theo tiến sỹ Siaf, trước đây Google đã cung cấp các hình ảnh đen trắng độ phân giải 3m thông qua các dữ liệu và vị trí GPS thu thập được từ người sử dụng điện thoại Android.

Với việc đưa vào sử dụng vệ tinh Sentinel-2 A, Pakistan sẽ hoàn toàn chủ động mà không phụ thuộc vào bất kỳ bên thứ 3 nào.

Vệ tinh Sentinel-2A sẽ bay qua Pakistan mỗi tuần 1 lần và cung cấp hình ảnh 13 màu để giúp xác định dữ liệu cây trồng, bao gồm chất lượng hạt giống, tăng trưởng, bệnh, diện tích canh tác, năng suất, tác động đến nền kinh tế và xác định tiềm năng xuất khẩu của sản lượng dư thừa.

Tiến sỹ Saif cho biết thêm công trình trên là sản phẩm sau 2 năm nghiên cứu và phát triển và người sử dụng có thể truy cập miễn phí. Dữ liệu này cũng giúp chính phủ xây dựng chính sách nông nghiệp. Các công ty bảo hiểm và nền nông nghiệp nước này cũng có thể được hưởng lợi.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận