Bất ngờ khí phân tử phát ra từ thiên hà NGC 3557

Bất ngờ khí phân tử phát ra từ thiên hà NGC 3557

Sử dụng Đài quan sát ALMA, Chi Lê, các nhà nghiên cứu đã tiến hành quan sát thiên hà hình elip NGC 3557 để điều tra hiện tượng phát thải khí phân tử phát ra từ nguồn này.

Tuy các nhà khoa học đã tiến hành nhiều cuộc điều tra về hiện tượng phát thải khí phân tử từ các thiên hà, nhưng chỉ có một vài nghiên cứu được thực hiện về các điều kiện vật lý của khí phân tử, đặc biệt là carbon monoxide trong các thiên hà hình elip.
Nằm cách Trái đất 130 triệu năm ánh sáng, thiên hà NGC 3557 là một thiên hà hình elip trên bầu trời phía nam và là thành viên của một nhóm nhỏ các thiên hà.
Bat ngo khi phan tu phat ra tu thien ha NGC 3557
Nguồn ảnh: Phys. 
Nhóm của Vila-Vilaró đã chọn NGC 3557 để nghiên cứu do nó có độ gần tương đối và độ sáng CO đủ điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các cấu trúc phân tử của nó một cách chi tiết.
Ngoài ra, NGC 3557 được cho là đang ở giai đoạn có thể xảy ra sự hình thành sao, do đó các nhà thiên văn học coi nó như một đại diện quan trọng chứa các cấu trúc khí phân tử, có thể có liên quan tới quá trình hình thành sao.
"Là một phần của chương trình ALMA 2015.1.00591.S (PI: Baltasar Vila-Vilaró), chúng tôi đã quan sát thiên hà hình elip NGC 3557 phía nam.
Theo nghiên cứu, các nhà thiên văn học đã phát hiện đường phát xạ phân tử CO (1-0) có mức hoạt động liên tục tương đối mạnh ở mức 3, tạo ra hai tia phát xạ quy mô lớn kéo dài tận 815 năm ánh sáng ra ngoài rìa thiên hà.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Tổng dòng CO (1-0) tích hợp có tốc độ hoạt động đạt 4,5 Jy km / s, cho thấy khối lượng hydro phân tử khoảng 90 triệu và tổng khối lượng khí phân tử bao gồm helium khoảng 122 triệu năng lượng Mặt trời.
Hơn nữa, giá trị trung bình của tỷ lệ dòng phát thải phân tử CO (2-1) / CO (1-0) đã được tìm thấy là 0,7. Giá trị này trong NGC 3557 tương đối cao khi so sánh với các giá trị tương ứng được báo cáo trong các thiên hà hình elip khác, được quan sát bằng kính viễn vọng khác trong vũ trụ.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận