Bí ẩn nguồn tia X bất thường trong thiên hà Messier 86

Bí ẩn nguồn tia X bất thường trong thiên hà Messier 86

Sử dụng dữ liệu do tàu vũ trụ Chandra của NASA cung cấp, các nhà thiên văn học đã xác định được nguồn tia X siêu quang học bất thường mới trong thiên hà Messier 86 hình elip. 

Theo đó, nguồn ULX mới được tìm thấy có tên là M86 tULX-1, nằm cách trung tâm thiên hà Messier 86 khoảng tầm 62.000 năm ánh sáng.

Trong đó, bản chất của ULX là các nguồn phát ra tia X siêu quang học với mức bức xạ gấp 1 triệu lần năng lượng mà Mặt trời phát ra.

Thông thường, chỉ có một nguồn ULX trong mỗi thiên hà tuy nhiên, cũng có một số thiên hà kỳ lạ có thể lưu trữ một hoặc nhiều nguồn ULX trong hệ thống, đặc biệt là các thiên hà xoắn ốc, các thiên hà hình thành sao, thiên hà hình elip...

Bi an nguon tia X bat thuong trong thien ha Messier 86
Nguồn ảnh: Phys. 

Nằm cách 52 triệu năm ánh sáng trong Cụm sao Xử Nữ, Messier 86 hoặc M86 (còn được gọi là NGC 4406) hóa ra là một thiên hà hình elip nhưng lưu trữ ít nhất hai nguồn ULX khác nhau. Tuy nhiên, chỉ mới có một nguồn gọi là M86 tULX-1 được nghiên cứu đầy đủ.

Mời quý vị xem video: Top 9 hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ

Nghiên cứu cho thấy nguồn M86 tULX-1 có độ chói tia X đạt xấp xỉ 5,0 duodecillion erg / s, độ sáng tia X dư thừa đạt 1,9 duodecillion erg / s và nhiệt độ bên trong là 0,66 keV.

Nguồn kia cũng nằm cách khoảng 62.000 năm ánh sáng về phía tây bắc của trung tâm thiên hà.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận