Bí ẩn “vùng câm lặng” ở Mexico, mọi thứ đều vô hình trước radar

Bí ẩn “vùng câm lặng” ở Mexico, mọi thứ đều vô hình trước radar

Tại Mexico có một vùng đất bí hiểm gọi là “Vùng câm lặng”, ở đây mọi tín hiệu vô tuyến và sóng radio đều bị vô hiệu hóa, không thể thâm nhập vào khu vực. Nói cách khác mọi vật thể di động đều biến mất trước màn hình radar.

Nằm sâu trong sa mạc miền bắc Mexico và ở giữa các bang Durango, Chihuahua, Coahuila là một khu vực bao đời nay trở thành bí ẩn với người dân cũng như du khách trên toàn thế giới. Miền đất đó mang tên Zona del Silencio (vùng câm lặng). Vùng đất kỳ lạ này được xác định đầu tiên vào năm 1930, do Francisco Sarabia – một phi công người Mexico phát hiện.
Bi an “vung cam lang” o Mexico, moi thu deu vo hinh truoc radar
Tọa độ của “Vùng câm lặng” gần như nằm trên cùng một đường thẳng với 3 địa điểm nổi tiếng và đầy bí ẩn khác là “tam giác quỷ” Bermuda, kim tự tháp Giza, Ai Cập và dãy Himalaya cao nhất hành tinh! 
Trên chuyến bay từ Mexico City (Mexico) đến New York (Mỹ), Francisco nhận thấy hệ thống radio của mình bị mất chức năng hoạt động một cách bí ẩn, các tín hiệu vô tuyến bị vô hiệu hóa hoàn toàn và không thể truyền đi trong không khí. Vì cho rằng có một “sức mạnh vô hình cực lớn” nào đó khiến sóng radio không thể thâm nhập vào khu vực, ông đã gọi khu vực này là “Vùng câm lặng” (Silent Zone).
Mọi lời đồn về vùng đất Zona del Silencio bắt đầu vào năm 1970, khi Mỹ bắn tên lửa Athena từ căn cứ Cát Trắng thuộc bang New Mexico rơi xuống khu vực này. Các nhà khoa học được cử đến nghiên cứu, tìm kiếm phát hiện ra nơi đây dường như là thành trì bất khả xâm phạm của sóng điện từ. Cái tên “Vùng im lặng” nhanh chóng được biết đến, còn các nhà nghiên cứu sau đó đã đổ xô đến đây để nghiên cứu về các hiện tượng dị thường này.
Bi an “vung cam lang” o Mexico, moi thu deu vo hinh truoc radar-Hinh-2
“Vùng im lặng” – tiểu bang Durango, Mexico (Ảnh: Internet). 
Tại “Vùng câm lặng” người ta ghi nhận sự tồn tại một dạng năng lượng xoáy cực lớn, có khả năng “hút” các thiên thạch và các vật thể trên không trung về phía mình. Từ thế kỷ 19, đã có rất nhiều báo cáo về các vụ thiên thạch rơi tại khu vực này. Chưa dừng lại ở đó, theo lời kể của dân địa phương và khách du lịch, họ từng bắt gặp những vật thể bay lượn lờ và những luồng sáng bí ẩn trong khu vực. Tại gần nguồn phát sáng, cây cối thường bị chết cháy hoặc xuất hiện các vệt đen trên nền đất…
Để nghiên cứu vùng đất kỳ lạ này, chính phủ Mexico đã cho xây dựng một khu phức hợp nghiên cứu trong “Vùng câm lặng”, mục đích chính của khu phức hợp là nghiên cứu về đời sống động thực và những thành phần chất khoáng trong khu vực nhằm xác định xem nguyên nhân của việc tín hiệu bị biến mất là gì. Và hàng loạt hiện tượng lạ trong Vùng câm lặng đã được ghi nhận.
Như từng có những báo cáo về những sinh vật hình người kỳ lạ. Một chủ trang trại báo cáo rằng họ thường được viếng thăm bởi ba sinh vật hình người có mái tóc vàng, dài thượt, hai con đực và một con cái, tất cả đều nói trôi chảy tiếng Tây Ban Nha. Những vị khách luôn xin nước chứ không cần thức ăn hay bất cứ thứ gì khác. Họ nói rằng mình đến từ “trên trời”.
Một câu chuyện khác kể lại rằng, có một nhóm các nhà điều tra truyền hình đã nhận được sự trợ giúp của một sinh vật người kỳ lạ tại “Vùng im lặng” sau khi họ bị bất tỉnh bởi một đám mây bụi bất thường. Ngay cả các loài động vật cũng bị đột biến tại đây, có những giống loài thực vật quý hiếm và trên tất cả là cảm giác ngột ngạt của nhiều người đã từng đặt chân tới đây báo cáo lại…
Gần 86 năm sau ngày phát hiện “Vùng câm lặng”, giới khoa học vẫn chưa có những giải đáp thỏa đáng cho những điều bất thường xảy ra tại đây. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu , các nhà khoa học cũng phát hiện ra một đặc điểm cực kỳ dị thường, một sự trùng hợp không thể giải thích được: Tọa độ của “Vùng câm lặng” gần như nằm trên cùng một đường thẳng với 3 địa điểm nổi tiếng và đầy bí ẩn khác là “tam giác quỷ” Bermuda, kim tự tháp Giza, Ai Cập và dãy Himalaya cao nhất hành tinh!
Theo Đông Hưng/Dân Việt

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận