Chuyện gắn giáp vào máy bay trong thế chiến II và giả thuyết mang tên "Thiên vị sống sót"

Chuyện gắn giáp vào máy bay trong thế chiến II và giả thuyết mang tên "Thiên vị sống sót"

Nếu bạn trả lời sai, bạn đã mắc lỗi giống những nhà nghiên cứu và phân tích dữ liệu hàng đầu thời Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Giữa khói súng của Thế chiến Thứ hai, những bộ não hàng đầu của các quốc gia tham chiến phải tìm mọi cách để chiếm thế thượng phong, cùng lúc đó làm giảm thương vong của binh sĩ trên chiến trường. Thắng trận mà làm gì nếu như không còn ai hưởng lấy hòa bình?

Chuyện gắn giáp vào máy bay trong thế chiến II và giả thuyết mang tên Thiên vị sống sót
Một trong những nhiệm vụ các nhà toán học, chiến lược quân sự gặp phải là cải thiện máy bay chiến đấu.

Một trong những nhiệm vụ các nhà toán học, chiến lược quân sự gặp phải là cải thiện máy bay chiến đấu, đắp đủ giáp lên chúng để chống chịu được làn đạn kẻ thù. Lớp giáp phải nhẹ, chỉ cần ghép lên những chỗ cần thiết để khối lượng máy bay không quá lớn. Vậy họ phải tìm ra được điểm hợp lý để gia cố máy bay.

Họ cần có số liệu để làm việc, và những chiếc máy bay trở về từ chiến trận là những đối tượng nghiên cứu hoàn hảo. Dựa vòa biểu đồ trên, có thể khẳng định lắp giáp vào phần thân và phần cánh là lựa chọn tối ưu nhất. Thế nhưng nhà toán học người Hungary, Abraham Wald, nêu ý kiến bất đồng.

Phải đắp lớp giáp vào những nơi máy bay không bị hư tổn, vì chính chúng mới là thứ đưa máy bay trở về được căn cứ.
Phải đắp lớp giáp vào những nơi máy bay không bị hư tổn, vì chính chúng mới là thứ đưa máy bay trở về được căn cứ.

Theo ông Wald, tất cả đang nhìn vào những chiếc máy bay có thể trở về từ chiến trận, tức là những hư hại do đạn bắn đã không triệt hạ được máy bay. Phải đắp lớp giáp vào những nơi máy bay không bị hư tổn, vì chính chúng mới là thứ đưa máy bay trở về được căn cứ.

Đây là bằng chứng cho thấy một nhà phân tích phải nhìn vào tổng thể tất cả các dữ kiện, toàn bộ cơ sở dữ liệu để có thể đưa ra khẳng định chính xác nhất. Nếu như không quân tập trung gắn giáp vào những nơi thường xuyên bị bắn, thương vong có thể nặng nề hơn nhiều.

Lỗi suy luận này đi kèm một giả thuyết có tên "Thiên vị sống sót – Survival bias". Nó có thể khiến một người quá lạc quan bởi họ đã không tính tới những trường hợp thất bại, như trong ví dụ trên là những chiếc máy bay bị bắn hạ. Hiện tượng này vẫn xuất hiện trong xã hội hiện đại, có thể thấy rất rõ trong làn sóng livestream kiếm tiền đang ngày một rầm rộ.

Khi tập trung nhìn vào những cá nhân nổi tiếng livestream, nhiều người quá lạc quan, tin rằng mình cũng có thể làm được, mà không tính tới có tới hàng nghìn, thậm chí cả trăm nghìn người khác cũng có "ước mơ livestream" nhưng không thể bứt phá được.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận