Cú đại bàng đẻ trứng sau 23 năm được cho là con đực

Cú đại bàng đẻ trứng sau 23 năm được cho là con đực

Con gây sốc cho cả khu bảo tồn ở Anh khi đẻ một quả trứng bởi hơn 20 năm qua, nó luôn biểu hiện giống cú đực.

Cú đại bàng tên Kaln được cho là cú đực trong suốt 23 năm sinh sống ở khu bảo tồn Gloucester, Anh. Tuy nhiên, hôm 23/6, Kaln đẻ một quả trứng, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc nó, theo Vincent Jones, nhà sáng lập khu bảo tồn.

Quả trứng của Kaln chưa được thụ tinh và sẽ không nở thành con non.
Quả trứng của Kaln chưa được thụ tinh và sẽ không nở thành con non. .

Quả trứng chưa được thụ tinh, do đó Kaln sẽ không có con non. "Tôi nghĩ nó cũng sốc không kém gì chúng tôi", Jones nói.

Phân biệt giới tính ở cú khá phức tạp bởi con đực và con cái có hình dáng bề ngoài rất giống nhau, theo nghiên cứu xuất bản hôm 24/1/2008 trên tạp chí Heredity. Khác với động vật có vú và nhiều loài, cú không có đặc điểm phân biệt rõ ràng ngay cả ở cơ quan sinh dục. Jones cũng chia sẻ khu bảo tồn ít chú ý tới giới tính của những con chim mà họ tiếp nhận do phần lớn được giải cứu từ chủ nuôi.

Theo vườn thú National Aviary, cú đại bàng Á-Âu cái đẻ 6 quả trứng trong thời gian một tháng vào cuối mùa đông. Kahn chưa bao giờ đẻ trứng trong 23 năm sống ở khu bảo tồn. Jones nói nó luôn bộc lộ những dấu hiệu của một con chim đực.

Ngay cả kiểm tra di truyền cũng không thể luôn phân rõ con đực và con cái ở nhiều loài cú, theo một nghiên cứu vào năm 2008. Cú cái có nhiễm sắc thể Z và W trong khi cú đực có hai nhiễm sắc thể Z. Nhưng hai loại nhiễm sắc thể đó cũng giống nhau đến mức rất khó xác định. Nhóm tác giả nghiên cứu từng thử phân biệt gene của cú đại bàng đực và cái nhưng không thành công.

Quanh thời gian đẻ trứng, Kaln tỏ ra buồn bực và gặp một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, nó đã trở nên hoạt bát hơn và khỏe hơn vào hôm qua, theo Jones.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận