Giải mã thị trấn không ánh mặt trời suốt 6 tháng/năm

Giải mã thị trấn không ánh mặt trời suốt 6 tháng/năm

(Kiến Thức) - Thị trấn Rjukan, ở phía bắc Na Uy, được biết đến là một trong những thành phố tối tăm nhất thế giới. Suốt từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 2 hàng năm, thị trấn kỳ lạ này không hề được mặt trời ưu ái.

Ánh sáng mặt trời là một phần "nhu cầu sống" rất quan trọng đối với con người. Nó không chỉ giúp con người dễ dàng phân biệt sáng hay tối, còn cung cấp vitamin D, giúp con người duy trì cơ thể khỏe mạnh, cân đối. Vậy nếu, sống tại nơi nửa năm không có ánh mặt trời, con người sẽ ra sao?
Thị trấn Rjukan, ở phía bắc Na Uy, được biết đến là một trong những thành thị tối tăm nhất thế giới.
Suốt từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 2 hàng năm, thị trấn kỳ lạ này không hề được mặt trời ưu ái. Ánh mặt trời không lọt vào đến thị trấn, khiến nơi đây trở nên vô cùng đặc biệt.
Giai ma thi tran khong anh mat troi suot 6 thang/nam
Lý giải cho điều này, các nhà nghiên cứu cho biết, sở dĩ thị trấn Rjukan nửa năm không có ánh mặt trời là bởi vị trí địa lý của nó quá đặc biệt.
Cả thị trấn nằm dưới đáy thung lũng, được bao quanh bởi những ngọn núi cao chót vót, hơn nữa còn năm ở vĩ độ cao, vì vậy, vào mùa đông, mặt trời không thể chiếu rọi tới nơi đây.
Muốn nhìn thấy mặt trời, người dân phải đi cáp treo lên đỉnh núi.

Mời quý vị xem video: Thị trấn Mỹ bầu dê làm thị trưởng. Nguồn video: VTC14

Để cư dân có thể hưởng thụ được ánh mặt trời vào mùa đông, vào năm 2013 chính quyền địa phương đã tốn rất nhiều tiền để lắp đặt hệ thống gương, kính khổng lồ trên các ngọn núi. Nhờ có hệ thống này, khi mặt trời chiếu rọi, ánh sáng của nó sẽ được các tấm gương phản chiếu xuống quảng trường ở thị trấn.
Giai ma thi tran khong anh mat troi suot 6 thang/nam-Hinh-2
Mặc dù nhiều người nghĩ rằng hệ thống này là một sự lãng phí tiền bạc nhưng sau khi hệ thống đi vào hoạt động, họ đã nhận ra lợi ích của nó. Không chỉ giúp thị trấn có sức sống hơn, còn thu hút khách du lịch đến thị trấn tham quan.
Được biết, ý tưởng về hệ thống kính phản chiếu này đã được đề xuất vởi người sáng lập thị trấn Sam Eyde vào khoảng 100 năm trước. Tuy nhiên thời đó, vì thiếu công nghệ hiện đại nên dự án thất bại.
Mãi đến năm 2005, nghệ sĩ Martin Andersen một lần nữa đề xuất lại dự án này và cuối cùng vào năm 2013, dự án được hoàn thành, khiến nhiều người vô cùng thích thú.
Kiều Dụ (Theo CNT)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận