Giun ăn thịt khổng lồ châu Á và sự tàn phá kinh hoàng

Giun ăn thịt khổng lồ châu Á và sự tàn phá kinh hoàng

Một loài giun khổng lồ từ các khu rừng nhiệt đới ở châu Á đã lên xâm chiếm các khu vườn ở Pháp, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến các loài động vật hoang dã bản địa.

Theo các nhà sinh vật học, loài giun khổng lồ, ăn thịt này có thể dài tới 40 cm và đã thâm nhập vào tất cả các khu vườn trên khắp nước Pháp.
Dù kích thước lớn, thế nhưng sinh vật lạ thường này lại không được ai chú ý đến trong nhiều năm qua. Phải đến năm 2013 nhà nhiên học nghiệp dư Pierre Gros mới chú ý và chụp nhiều bức hình về loài vật xâm thực này.
"Những bức ảnh này được gửi qua email của nhiều người rồi mới đến với tôi. Tôi nhìn vào ảnh và ngạc nhiên "Ô, điều này là không thể - chúng ta không có loài động vật này ở Pháp", Giáo sư Jean-Lou Justine, một nhà động vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp nói với tờ The Independent.
Giun ăn thịt khổng lồ châu Á và sự tàn phá kinh hoàng
Giun đầu búa khổng lồ có thể dài tới 40cm - Ảnh: Internet 
Ban đầu, Giáo sư Justine nghĩ những bức ảnh của Gros là một trò đùa, đặc biệt là khi chỉ vài tuần sau Gros lại gửi cho ông hình ảnh của hai loài giun dẹp kỳ lạ khác được cho là tìm thấy trong khu vườn của anh.
Tuy nhiên, bản năng của một nhà khoa học khiến Giáo sư Justine quyết định đánh giá quy mô của vụ xâm thực động vật này. Kết quả là sau 5 năm nghiên cứu, ông đã ghi nhận được hơn 100 trường hợp về việc thấy loài giun ăn thịt nói trên, trên khắp nước Pháp. Đặc biệt, có một nhân chứng cho biết ông đã thấy loài sinh vật này từ năm 1999.
"Những gì chúng ta biết bây giờ là có những con giun dẹp xâm lấn hầu như ở khắp mọi nơi ở Pháp", Giáo sư Justine nói.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí PeerJ với đồng tác giả là anh Gros thì nhiều loài giun đã xâm thực vào nước Pháp. Đặc biệt là loài giun đầu búa, một sinh vật được biết là có thể có chiều dài lên tới hơn 1 mét. Tất cả các con giun loại này đều là sinh vật ăn thịt, vì vậy chúng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các loài sinh vật nhỏ khác bản địa cũng như có thể hệ sinh thái địa phương tại Pháp.
Dù nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở bước đầu, chưa đánh giá đầy đủ tác động nguy hại do loài động vật này đặt ra với hệ sinh thái Pháp, nhưng giáo sư Justine đã chỉ ra một ví dụ về loài giun đất New Zealand ở Anh. Những con giun đất xâm thực từ New Zealand hiện đang phát triển mạnh ở những vùng ẩm ướt của nước Anh và là kẻ tiêu diệt các quần thể giun bản địa.
Do đó, giáo sư Justine cho rằng cần phải đưa ra các biện pháp chặt để kiểm soát sự di chuyển động vật từ nước ngoài. Cụ thể là những con giun búa có thể đã xâm nhập qua việc chuyển những cây trồng từ châu Á sang Pháp.
"Tôi vẫn còn kinh ngạc - tôi không hiểu làm thế nào mà điều này có thể xảy ra ở một nước phát triển", Giáo sư Justine nói, thể hiện sự bối rối về việc loài sinh vật xâm thực đã đến Pháp trong nhiều năm mà không bị chú ý.
Theo Kim Ngân/MTG

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận