Khoa học chứng minh: Âm nhạc thực sự giúp não bộ thai nhi phát triển

Khoa học chứng minh: Âm nhạc thực sự giúp não bộ thai nhi phát triển

Ít nhất thì điều đó cũng đúng trong trường hợp của các loài chim.

Ý tưởng cho cho bà mẹ mang thai nghe nhạc nhằm kích thích sự phát triển cho đứa con trong bụng từ lâu đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy phương pháp này có tác dụng thì thực sự chưa rõ ràng.

Nhưng ở loài chim thì khác. Theo một nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên NeuroReport cho biết, các loài chim có thể ghi nhận được âm thanh phát ra từ ba mẹ của chúng khi vẫn còn trong trứng. Và điều quan trọng nhất là nhờ những âm thanh ấy, não bộ của chúng cũng phát triển hơn.

Chim manh manh.
Chim manh manh.

"Đa số các chuyên gia đều cho rằng chim non trong trứng có thể đã không nhận biết được tiếng nhạc hay giọng hót của chính ba mẹ chúng" - theo giáo sư Mark Hauber từ ĐH Illinois.

Để chứng minh điều ngược lại, Hauber cùng các cộng sự đã thu thập loạt trứng của loài (zebra finch) từ lúc con cái vừa đẻ xong. Sau đó, họ sẽ chia trứng thành 2 nhóm để ấp. Nhóm 1 được ấp gần một cái hộp phát nhạc, trong khi nhóm 2 thì trong môi trường im lặng.

Việc theo dõi não bộ sẽ thông qua hệ thống gene ZENK – được tính toán qua các sự kết tụ phóng xạ đặc biệt ở các gene đặc trưng.

Sự ghi nhận âm thanh của loài chim này còn rõ rệt hơn cả khi chúng được nghe tiếng hót của chính đồng loại của mình.
Sự ghi nhận âm thanh của loài chim này còn rõ rệt hơn cả khi chúng được nghe tiếng hót của chính đồng loại của mình.

Và qua so sánh giữa các vùng não liên quan đến quá trình tiếp nhận thị giác, đội ngũ nghiên cứu có thể xác định được vùng gene ZENK tác động đến cũng sẽ liên quan đến âm thanh. Hay nói cách khác, những chú chim non này không chỉ có thể nghe và phản hồi về "bài hát" nghe được trong trứng, mà còn mang lại sự phát triển về não bộ cho chúng.

Ngoài ra, sự ghi nhận âm thanh của loài chim này còn rõ rệt hơn cả khi chúng được nghe tiếng hót của chính đồng loại của mình, so với tiếng của các loài chim khác (chẳng hạn như hồng tước).

Theo Hauber đánh giá, có thể đây sẽ là bước đầu cho những nghiên cứu tiếp theo đối với con người.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận