Kinh dị cá sấu quái vật chuyên ăn thịt khủng long 210 triệu năm tuổi

Kinh dị cá sấu quái vật chuyên ăn thịt khủng long 210 triệu năm tuổi

Một sinh vật họ cá sấu trông như quái vật, to lớn hơn hầu hết các loài khủng long đã được khai quật tại miền Nam Châu Phi.

Những chiếc răng, hàm, chân và bộ da "áo giáp" hóa thạch đã giúp các nhà cổ sinh vật học có bức tranh toàn cảnh về cuộc sống của một quái vật kinh dị thời tiền sử: một con cá sấu thuộc một giống cổ đại đã tuyệt chủng và có kích thước siêu khủng.
Sinh vật này đã tồn tại trên trái đất 210 triệu năm trước, tức thời cuối kỷ Tam Điệp, cùng lúc với những con khủng long đầu tiên.
Kinh di ca sau quai vat chuyen an thit khung long 210 trieu nam tuoi
 Một phần hài cốt của cá sấu quái vật Rauisuchians - ảnh: Đại học Witswatersrand
Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Witswatersrand ở Johannesburg , nó là một loài cá sấu cổ đại, dài ít nhất 10 mét, có một hộp sọ khổng lồ, cái miệng nham nhở răng cong rất kinh dị. Điều này có nghĩa con cá sấu này to lớn hơn hầu hết các loài khủng long. Tam giác long Triceratops kỷ Phấn Trắng, nổi tiếng khổng lồ, cũng chỉ dài 7,9-9 m. Còn nếu so sánh với khủng long bạo chúa Tyrannosaurus, loài bạo long ăn thịt to nhất trong lịch sử với mẫu vật vĩ đại nhất dài 12,3 m; độ dài của con cá sấu cũng chỉ thua một chút.
Nó được đặt tên là Rauisuchians. Thức ăn chính của cá sấu quái vật này là những con khủng long ăn cỏ kích thước nhỏ. Trong suốt kỷ Tam Điệp, nó đã lan rộng khắp các miền đất trên thế giới, ngoại trừ Nam Cực.
Kinh di ca sau quai vat chuyen an thit khung long 210 trieu nam tuoi-Hinh-2
Răng của cá sấu quái vật - ảnh: Đại học Witswatersrand 
Tuy nhiên con Rauisuchians vừa khai quật lại được xác định là một trong những cá thể thuộc thời kỳ cuối của loài vật này. Cá sấu quái vật Rauisuchians được xác định là tuyệt chủng ngay điểm giao thoa giữa kỷ Tam Điệp và kỷ Jura (200 triệu năm về trước). Thoát khỏi thiên địch, các loài khủng long ăn cỏ bước vào giai đoạn sinh sôi nảy nở dồi dào trên khắp thế giới.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of African Earth Sciences.
Trong khi đó, một số họ hàng khác của cá sấu cổ đại tiếp tục tiến hóa và tồn tại. Vào năm 2014, Đại học Bristol (Anh) đã nghiên cứu hóa thạch hơn 100 con cá sấu cổ đại thuộc nhiều giống khác nhau trong khoảng 250-170 triệu năm về trước và phát hiện ra sự thay đổi ngoạn mục về hình dạng và chức năng cơ sinh học của hàm dưới, giúp nó thích nghi với nhiều loại thức ăn và tồn tại qua các thời kỳ với môi trường khác biệt.
Sự biến đổi đạt đỉnh trong kỷ Phấn Trắng (bắt đầu sau kỷ Jura, vào khoảng 145 triệu năm trước). Sau sự kiện tuyệt chủng thảm khốc do tiểu hành tinh đâm vào trái đất 66 triệu năm trước, loài khủng long bị xóa sổ nhưng cá sấu thì không, chúng có cơ hội xâm chiếm biển cả, đầm lầy và trở thành loài bò sát thuộc hàng đáng sợ nhất thế giới cho đến nay.
Theo A. Thư/NLĐ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận