"Lộ diện" nơi thuận lợi nhất để người ngoài hành tinh quan sát Trái đất

"Lộ diện" nơi thuận lợi nhất để người ngoài hành tinh quan sát Trái đất

Hãy thử tưởng tượng bạn là người ngoài hành tinh và luôn muốn nghiên cứu về Trái Đất hoặc “nhìn nơi này với ánh mắt ghen tỵ”, thì câu hỏi đặt ra là: Đâu là nơi thích hợp nhất để bạn đặt máy thăm dò Trái Đất? Nhà vật lý học James Benford đã có câu trả lời cho bạn.

Có những nơi quanh Trái Đất có điều kiện khả thi đối với những vật thể ngoài không gian để xoay quanh quan sát Trái Đất. Những nơi đó nằm trong cộng hưởng quỹ đạo 1 – 1 và vì thế cho nên chúng luôn duy trì một khoảng cách gần như không đổi từ Trái Đất, giống như việc Hành tinh của chúng ta xoay quanh Mặt Trời.

Lộ diện nơi thuận lợi nhất để người ngoài hành tinh quan sát Trái đất
Hình ảnh Trái Đất “mọc” được chụp từ tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng. (Ảnh: NASA).

Trong một bài viết được xuất bản trong Tạp chí Thiên văn học, Benford đã giải thích việc qũy đạo cộng hưởng với Trái Đất sẽ tạo cho “những kẻ rình mò” một nơi lý tưởng như thế nào trong việc thăm dò Trái Đất. Đồng thời, ông cũng liệt kê 3 quỹ đạo mà các vật thể này có thể tận dụng.

Chẳng hạn như, tiểu hành tinh Cruithne, được biết đến là “mặt trăng thứ 2” của Trái Đất, được dự đoán là sẽ rời khỏi quỹ đạo hiện tại của nó trong khoảng 5,000 năm nữa. Hoặc hành tinh Kamo’oalewa (hoặc 2016 HO3) cũng là một tiểu hành tinh nhỏ nhất, gần nhất, ổn định nhất và được xem gần như là vệ tinh của Trái Đất. Hành tinh này, cách đây 100 năm, vừa mới đi vào quỹ đạo hiện tại của nó bây giờ. Và còn rất nhiều vật thể khả nghi để khám phá trong tương lai.

Benford cho rằng những vật thể này và “hàng xóm” lân cận của chúng đã đến lúc để nghiên cứu SETI (Tìm kiếm trí thông minh ngoài hành tinh). Bằng việc sử dụng bước sóng từ thiết bị vô tuyến cho đến quang học hay hồng ngoại, chúng ta có thể nghiên cứu những vật thể quỹ đạo đó và tìm ra liệu “những kẻ rình mò” và thiết bị rình mò Trái Đất của chúng có ở trên đó hay không. Nhà vật lý này cũng đề xuất ý tưởng gửi những robot thăm dò của ta đến để tiếp cận nghiên cứu ở cự ly gần hơn.

“Chúng ta sẽ phải mất gì để nghiên cứu những vật thể này? Chắc chắn là nguồn thời gian làm việc với kính thiên văn, thiết bị vô tuyến, hồng ngoại. Nhưng việc chúng ta làm là sẽ nghiên cứu những vật thể mới được tìm thấy. Đây có thể là một đề tài thiên văn học vô cùng thú vị. Chúng ta hầu như không biết gì vê chúng cả”, nhà Vật lý Benford chia sẻ thêm trong bài báo.

Bài viết cũng không quên đề cập đến những nơi không lý tưởng cho việc “rình mò” như gần Trái Đất, trên Mặt Trăng hay ở phía ngoài xa của những tiểu hành tinh trên.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận