Loài sứa có mắt hay không?

Loài sứa có mắt hay không?

Loài sứa có mắt hay không? Câu hỏi bất thình lình này có thể khiến nhiều người cảm thấy bối rối.

Theo Science ABC, hãy tưởng tượng bạn đang bơi trên mặt biển với chiếc mặt nạ trên mặt và ánh nắng chói chang của mặt trời chiếu thẳng vào lưng. Khi bạn lặn xuống nước thuộc vùng biển Caribbean và mở mắt ra với tâm lý háo hức được nhìn thấy những đàn cá nhiệt đới hay các rạn san hô nhiều màu sắc, nhưng thứ đập vào mắt bạn lại là một khối xúc tu nhỏ, trong suốt cách đó vài feet. Bạn đã gặp phải một con sứa, chúng đẹp nhưng cũng tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm. Bạn bơi ngược lại và hi vọng con sứa sẽ không chú ý và thực hiện bất kỳ hành động hung hăn nào nhắm vào mình.

Sứa đẹp nhưng cũng tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm. 
Sứa đẹp nhưng cũng tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm. 

Tại thời điểm đó, có thể bạn sẽ tự hỏi liệu sứa có mắt hay không, chúng có nhìn thấy bạn hay không?

Cơ thể loài sứa

Khi nói về cơ thể của loài sứa, mọi thứ thực sự khá đơn giản. So với đại đa số các loài động vật mà chúng ta quen thuộc, sứa có cấu tạo cơ thể đơn giản hơn nhiều. Sứa thiếu não, tim hoặc xương, cũng như mọi cơ quan quan trọng khác mà con người chúng ta sở hữu. Sứa là thành viên của Cnidaria phylum – hay còn gọi là Ngành Sứa lông châm, ngành Gai chích hay ngành Thích ty bào. Đây là một ngành gồm hơn 10.000 loài động vật sinh sống trong môi trường nước, chủ yếu là môi trường biển. Điểm đặc trưng của chúng là lông châm, các tế bào đặc biệt được sử dụng chủ yếu để bắt mồi. Sứa không thực sự được phân loại là cá. Trên thực tế, chúng là một loại sinh vật phù du, và có liên quan đến nguồn thực phẩm siêu nhỏ tạo thành nền tảng của hầu hết các chuỗi thức ăn biển.

Sứa không thực sự được phân loại là cá, trên thực tế, chúng là một loại sinh vật phù du.
Sứa không thực sự được phân loại là cá, trên thực tế, chúng là một loại sinh vật phù du.

Không chỉ rất đơn giản trong cấu trúc vật lý của mình, có đến 98% cơ thể sứa là nước (bên cạnh một số bộ phận khác của cơ thể). Sứa cũng có một miệng lấy thức ăn và bài tiết ra ngoài, cũng như một khoang dạ dày, một dạ dày thô sơ. Yếu tố cuối cùng trong cấu trúc vật lý của nó là các xúc tu. Mặc dù chúng có thể khác nhau rất nhiều về chiều dài và số lượng nhưng nhìn chung đây là bộ phận cơ thể quan trọng nhất của sứa. Chúng cũng là cơ quan cảm giác chính cho những sinh vật này, bao gồm cả việc mang lại tầm nhìn.

Sứa có mắt không?

Khi chúng ta nghĩ về đôi mắt, xu hướng tự nhiên sẽ là tìm kiếm sự tương đồng với mắt người, nhưng sự đa dạng của các cơ quan cung cấp mắt và thị giác trong tự nhiên là vô cùng lớn. Vẫn còn nhiều cuộc tranh luận gay gắt về việc đôi mắt phát triển một lần hay nhiều lần trong cây tiến hóa của sự sống trên Trái đất. Nhiều người đồng ý rằng một số loại cơ chế phát hiện ánh sáng đã có mặt trong tổ tiên đầu tiên của các động vật nhìn thấy được và sự đa dạng về cách mà chương trình di truyền phát triển vẫn là một yếu tố bí ẩn với các nhà nghiên cứu.

Trong trường hợp của sứa, nó không sở hữu bộ não xử lý các kích thích thị giác phức tạp, chúng phải dựa vào một cơ quan cảm giác đơn giản nằm trong các xúc tu của chúng. Đúng vậy, những vết chích của một con sứa có thể để lại những chấm đỏ trên chân của bạn cũng là cách duy nhất mà loài sứa có thể trải nghiệm và di chuyển. Có các cơ quan cảm giác ở cuối các xúc tu này có thể phát hiện ánh sáng và các dấu vết hóa học khác nhau (mùi) trong nước, đồng thời giúp sứa tự định hướng theo không gian.

Mắt của hầu hết loài sứa không tập trung trong một cơ quan.
Mắt của hầu hết loài sứa không tập trung trong một cơ quan.

Không giống như con người, mắt của hầu hết loài sứa không tập trung trong một cơ quan; thay vào đó, khả năng nhìn thấy được tạo ra bởi một mạng lưới các dây thần kinh và protein được gọi là opsins. Điều thú vị là, không phải tất cả các loài sứa đều có khả năng "nhìn" giống nhau. Trên thực tế, một số nghiên cứu đã kết luận rằng có nhiều loại mắt ở các loài sứa với độ phức tạp khác nhau. Sứa là một thợ săn lão luyện và "những đôi mắt" thô sơ này đủ giúp chúng tồn tại và sinh sôi trên các đại dương toàn cầu.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận