Người gầy cũng dễ mắc bệnh tiểu đường nếu ít vận động

Người gầy cũng dễ mắc bệnh tiểu đường nếu ít vận động

Không chỉ người thừa cân mà ngay cả những người có "phom" chuẩn cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ.

Người gầy cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu ít vận động

Một nghiên cứu mới đây cho thấy cứ 5 người lớn "có trọng lượng khỏe mạnh" thì sẽ có một người có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Và một phần ba số người có tạng người mỏng từ 45 tuổi trở lên cũng có những nguy cơ tiền tiểu đường.

Tiền tiểu đường thường được định nghĩa là lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh tiểu đường. Tuy nhiên những người này lại nằm trong nhóm có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 và các bệnh tim mạch khác.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Florida muốn tìm hiểu xem liệu chỉ số BMI có phải là một thước đo hiệu quả để chẩn đoán bệnh tiểu đường hay không? Và họ phát hiện ra các chỉ dẫn cũ liên quan đến chỉ số BMI dường như không được chính xác cho lắm.

Tiến sĩ Arch Mainous III từ Đại học Florida cho biết: "Hiện tại bệnh tiểu đường giống như một bệnh dịch và phòng chống bệnh tiểu đường là một chiến dịch quan trọng để ngăn chặn việc bùng phát bệnh này.

Người gầy cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu ít vận động

Một trong những cách mà chúng ta có thể làm là xác định được những người tiền tiểu đường (có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường) và can thiệp bằng cách thay đổi thuốc hoặc thay đổi lối sống để ngăn ngừa việc chuyển hóa thành bệnh".

Họ đã phân tích các dữ liệu y tế quốc gia và các cuộc kiểm tra dinh dưỡng – thông tin về sức khỏe của người lớn và trẻ em ở Mỹ - trong giai đoạn 1988-1994 và 1999-2012. Họ tập trung vào những người lớn cân nặng bình thường – có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9 – từ 20 tuổi trở lên và không được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Ở giai đoạn đầu, 10% trong số này được phát hiện có bệnh tiểu đường. Nhưng trong giai đoạn thứ 2 số lượng này đã tăng lên 19%.

Họ cũng nhận thấy tỷ lệ phần trăm tiền tiểu đường của những người trên 45 tuổi tăng 11% ở giai đoạn thứ hai.

Tiến sĩ Mainous cho biết: "Phần lớn những người này sẽ phát triển bệnh tiểu đường nhưng chúng ta không thể tiến hành biện pháp phòng tránh bệnh tiểu đường nào đối với họ vì các tiêu chí sàn lọc hiện tại không phát hiện ra được các nguy cơ từ họ".

Những người có vòng bụng lớn có liên quan đến bệnh tiểu đường và tim mạch (các nhà nghiên cứu đã đo vòng eo và tỷ lệ vòng eo với chiều cao của những người tham gia thử nghiệm).

Người gầy cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu ít vận động

Nhưng họ nhận ra rằng kích thước vòng eo lớn không có tác dụng dự đoán bệnh tiểu đường mặc dù tỷ lệ này có tăng đôi chút giữa 2 giai đoạn của cuộc nghiên cứu. Có 6% những người cân nặng bình thường có vòng eo "không lành mạnh" (vòng eo vượt chuẩn) và gần như có 8% có vòng eo quá lớn vào năm 2012.

Tiến sĩ Mainous cho biết cần nghiên cứu thêm để xác định nguyên nhân tiền tiểu đường ở những người có cân nặng bình thường. Ông tin những người này mặc dù có cân nặng bình thường nhưng lại ít vận động (căn bệnh chung của dân văn phòng ngày nay) nên thường có tỷ lệ chất béo trong cơ nạc cao.

Những người béo phì có sức khỏe bình thường nhưng có nguy cơ cao mắc các hội chứng chuyển hóa, có thể gây tăng huyết áp, đường huyết cao và mức cholesterol không bình thường. Ông cho biết mình đang có kế hoạch nghiên cứu các tiêu chí sàn lọc mới có thể giúp phát hiện được tất cả những người bị tiền tiểu đường.

Một báo cáo gần đây cho thấy một nửa số số người có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường đã bị bỏ qua theo hướng dẫn sàn lọc hiện hành của Mỹ. Hướng dẫn này được ban hành vào năm 2015 Bởi Tổ chức phòng dịch Hoa Kỳ (USPSTF). Họ khuyến cáo người dân nên sàng lọc bệnh tiểu đường khi họ ở vào độ tuổi từ 40 đến 70 tuổi và được xếp vào mức thừa cân hoặc béo phì.

Theo luật chăm sóc sức khỏe do Tổng thống Obama ký thì tất cả các dịch vụ được khuyến cáo bởi USPSTF đều được chi trả hoàn toàn bằng bảo hiểm. Nhưng nếu bệnh nhân không đáp ứng các tiêu chí của quy dịnh, họ phải tự bỏ tiền túi để kiểm tra bệnh tiểu đường.

Giáo sư Naveed Sattar từ Đại học Glasgow trước đó cho biết: "Trọng lượng là một yếu tố có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2". Vấn đề là trọng lượng chạm ngưỡng có thể mắc bệnh khác nhau ở mỗi người. Ông cho biết một số người có gen dễ bị tăng cân, gan và tuyến tụy sẽ lưu giữ chất béo – đây là hai nơi insulin (đường) được chuyển hóa – nên cản trở khả năng chuyển hóa đường của cơ thể.

Ông cho rằng cần phải nghiên cứu thêm để biết được vì sao lại có hiện tượng này. Nhưng cũng có những người lưu trữ chất béo sai chỗ ngay cả khi họ có trọng lượng thấp hoặc tuyến tụy của họ có khả năng chuyển hóa insulin thấp hơn ở người bình thường.

Diabetes UK ước tính có khoảng 850.000 người dân có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nhưng không nhận ra và trung bình các triệu chứng này xuất hiện trước 10 năm trước khi được chẩn đoán bệnh. Sau đó họ có một số biến chứng liên quan đến tình trạng này chẳng hạn như mờ mắt hay thậm chí bệnh tim.

Bạch Đằng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận