Phát hiện hoá thạch loài vượn nhỏ nhất thế giới sống cách đây 12,5 triệu năm

Phát hiện hoá thạch loài vượn nhỏ nhất thế giới sống cách đây 12,5 triệu năm

Có trọng lượng chỉ khoảng 3,5kg, hoá thạch loài vượn mới phát hiện tại Tugen Hills, Kenya được các nhà khoa học xác định có niên đại 12,5 triệu năm trước.

Công bố trên tạp chí Human Evolution, các nhà khoa học cho biết trong các loài vượn nhỏ khác đã từng được phát hiện, đây là loài nhỏ nhất. Loài vượn mới được phát hiện này được các khoa học đặt tên Simiolus minutus có ba chiếc răng nhỏ cùng bộ hàm.

Bộ hàm của loài vượn Simiolus minutus mới được phát hiện tại Kenya.
Bộ hàm của loài vượn Simiolus minutus mới được phát hiện tại Kenya.

Giáo sư nhân chủng học James Rossie, đến từ Đại học Stony Brook ở New York cùng Andrew Hill, một giáo sư nhân chủng học tại Đại học Yale đã qua đời năm 2015, là những người đã phát hiện ra những manh mối của loài khỉ mới này.

Các nhà khoa học cũng cho biết, loài vượn tí hon này đã phải cạnh tranh khốc liệt để có được thức ăn khi chúng còn tồn tại. Qua giải phẫu và nghiên cứu răng của chúng, các nhà khoa học phát hiện rằng loài này chủ yếu ăn lá và trái cây.

Răng của loài vượn Simiolus minutus được các nhà nhân chủng học tìm thấy.
Răng của loài vượn Simiolus minutus được các nhà nhân chủng học tìm thấy.

Khu vực Tugen Hills ở Kenya từ cuối những năm 1960 đã trở thành một địa điểm được giới nghiên cứu cổ sinh vật học chú ý đã có nhiều nghiên cứu thực hiện. Và mới đây nhất phát hiện ra loài vượn mới đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng nghiên cứu khoa học trên thế giới.

Hiện tại, cả ba mẫu răng cùng hoá thạch của loài vượn Simiolus minutus được phát hiện đã được đưa đến trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Kenya.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận