Phát khiếp chuột to như mèo rúc rích khắp thị trấn

Phát khiếp chuột to như mèo rúc rích khắp thị trấn

Thị trấn bên bờ biển Titirangi, ngoại ô thành phố Auckland, New Zealand, đang phải đối mặt với nạn chuột to như mèo hoành hành khắp nơi khiến cuộc sống người dân bị ảnh hưởng.

Thị trấn bên bờ biển Titirangi từ lâu đã nổi tiếng bởi những đàn gà lang thang thân thiện, được nuôi thả tự do. Nơi đây đang phải đón tiếp các vị khách không mời mà tới: Những con chuột to như mèo với vẻ ngoài đáng sợ.
Loài vật gặm nhấm này được mô tả có kích cỡ như những con mèo con, ngang nhiên hoành hành, tàn phá mùa màng cũng như xâm chiếm khắp các cửa hàng và nhà ở trong toàn khu vực.
Phat khiep chuot to nhu meo ruc rich khap thi tran
Nạn chuột khổng lồ đang tàn phá thị trấn Titirangi, New Zealand. Ảnh: Wthr.
Phóng viên địa phương Don Rowe nói rằng ông đã nhìn thấy 30-40 con chuột trong khoảng thời gian 20 phút khi ra phố vào tuần trước. Chúng bò khắp nơi, trên các rễ cây và cả trong thân cây. Chúng không sợ người cũng không sợ xe cộ.
Greg Presland, chủ tịch Hội đồng địa phương Waitakere Ranges cho biết vùng ngoại ô Titirangi từ lâu đã là nơi cư trú của những con gà rừng hoang. Người dân tin rằng nạn chuột phát triển do chúng ăn được thức ăn thừa của gà được rải khắp đường. Presland dự kiến công bố một kế hoạch trong vài ngày tới để đối phó với vấn đề này.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến trái chiều về nguyên nhân gây nên nạn chuột hoành hành. Một số cho rằng đây chỉ là tin tức bị thổi phồng bởi những người mong muốn loại bỏ bớt lượng gà hoang ở thị trấn, hoặc để biện minh cho việc phản đối sử dụng thuốc trừ sâu 1080 tại New Zealand.
Phat khiep chuot to nhu meo ruc rich khap thi tran-Hinh-2
Chuột xuất hiện khắp nơi. Chúng không sợ người, xe cộ. Ảnh: CNN.
Tuy nhiên, theo Kevin Hackwell, cố vấn tổ chức bảo tồn Forest and Bird, cho biết: "Nạn chuột hoành hành tại Titirangi chỉ là phần nổi của tảng băng tại quốc gia này".
Ở New Zealand, một số loài cây không sản sinh ra hạt hàng năm. Cứ sau vài năm, chúng lại cho hạt một lượt. Hiện tường này gọi là "mega-mast". Trong lịch sử, New Zealand là một vùng đất của các loài chim và hiện tượng mega-mast rất có lợi cho quần thể chim bản địa.
Hiện nay, chuột đang xâm chiếm, ăn hết tất cả trái cây và hạt mầm. Điều này càng làm cho số lượng chuột gia tăng đến cả triệu con, ảnh hưởng đến quần thể chim bản địa. "Do chuột khổng lồ ăn cả trứng chim", Hackwell nói.
Ông nói thêm rằng kể từ khi con người bắt đầu sinh sống ở New Zealand, 43 loài chim đã tuyệt chủng. Nguyên nhân của nạn chuột khổng lồ chính là sự nóng lên toàn cầu. Khi nhiệt độ trở nên ấm hơn, tần suất của các dịch bệnh do chuột mang đến cũng tăng lên.
Theo An Ngọc/Zing News

Phát khiếp chuột to như mèo rúc rích khắp thị trấn

  • Đoàn Văn Hậu sang châu Âu có tỏa sáng hay như Công Phượng sang Nhật?

    Đoàn Văn Hậu sang châu Âu có tỏa sáng hay như Công Phượng sang Nhật?

    Chân dung ông xã Việt kiều điển trai của Trương Tri Trúc Diễm

    Chân dung ông xã Việt kiều điển trai của Trương Tri Trúc Diễm

    Cận cảnh Kia Seltos mới chỉ từ 333 triệu đồng, đối thủ đáng gờm của HR-V, Kona

    Cận cảnh Kia Seltos mới chỉ từ 333 triệu đồng, đối thủ đáng gờm của HR-V, Kona

  • Người bò sát bí ẩn đang “thao túng” cả thế giới?

    Người bò sát bí ẩn đang “thao túng” cả thế giới?

    Vụ người đàn ông thủ dâm trên xe buýt: Tự sướng nơi công cộng có thể bị ghép tội quấy rối, khiêu dâm

    Vụ người đàn ông thủ dâm trên xe buýt: 'Tự sướng' nơi công cộng có thể bị ghép tội quấy rối, khiêu dâm

    Ổng tổ nghề ninja huyền thoại của Nhật Bản là ai?

    Ổng tổ nghề ninja huyền thoại của Nhật Bản là ai?

  • 9 nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ

    9 nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ

    Ra lệnh tấn công Iran rồi hủy lệnh, Tổng thống Trump sau đó nói gì?

    Ra lệnh tấn công Iran rồi hủy lệnh, Tổng thống Trump sau đó nói gì?

    Khủng khiếp thí nghiệm biến con người thành “ác quỷ” rúng động dư luận

    Khủng khiếp thí nghiệm biến con người thành “ác quỷ” rúng động dư luận

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận