Phong tục khắc đầu trẻ em đáng sợ của bộ lạc châu Phi

Phong tục khắc đầu trẻ em đáng sợ của bộ lạc châu Phi

Sử dụng các vật sắc nhọn như đá hoặc kính, một bộ lạc châu Phi rạch da trẻ em ngay từ nhỏ để đánh dấu bản sắc của mỗi người.

Trong nhiều thế kỷ qua, phong tục rạch da đã là một phần văn hóa của bộ lạc Bétamarribé ở châu Phi.

Trong loạt ảnh do The Sun đăng tải, trẻ em nhăn nhó khi bị rạch da – một phong tục được gọi là “hiến tế” của bộ lạc.

Một em bé bị rạch mặt ở bộ lạc Bétamarribé, châu Phi.
Một em bé bị rạch mặt ở bộ lạc Bétamarribé, châu Phi.

Có những em chỉ mới 1 tuần tuổi khi bị khắc chữ hoặc hình lên đầu hoặc khuôn mặt.
Có những em chỉ mới 1 tuần tuổi khi bị khắc chữ hoặc hình lên đầu hoặc khuôn mặt.

Phong tục khắc đầu trẻ em đáng sợ của bộ lạc châu Phi

Phong tục khắc đầu trẻ em đáng sợ của bộ lạc châu Phi

Phong tục khắc đầu trẻ em đáng sợ của bộ lạc châu Phi

Phong tục khắc đầu trẻ em đáng sợ của bộ lạc châu Phi

Trên trang blog nói về văn hóa châu Phi Afro.legends.com, tác giả nói rằng những vết sẹo này thể hiện bản sắc của mỗi người, cho thấy họ thuộc gia tộc nào, theo tôn giáo nào.

Ngoài ra, chúng cũng tượng trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh, là “dấu vết của sự tự hào”.

Ở Benin, nơi bắt nguồn của tôn giáo vodun ở Tây Phi, nhóm dân tộc Houeda tin rằng việc rạch da trẻ em, thường là trên khuôn mặt, kết nối các em với tổ tiên.

Gamba Dahoui, một góa phụ, nói với BBC rằng cô đã làm sạch vết rạch với các loại thuốc thực vật và rượu gin sau khi rạch đầu người khác, thậm chí sử dụng than để giúp vết thương mau lành.

Theo BBC, phong tục này đang ngày càng bớt phổ biến vì một số người không muốn bị rạch da. Lý do chủ yếu vì các nguy cơ nhiễm bệnh.

Một người đàn ông từng bị rạch mặt nói với BBC rằng văn hóa truyền thống có thể được thể hiện bằng những cách khác bớt đau đớn hơn, ví dụ như nhảy múa, ngôn ngữ và các nghi lễ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận