Sáng chế khoa học của hai cô bé tiểu học giúp NASA thu thập dữ liệu về Nhật thực

Sáng chế khoa học của hai cô bé tiểu học giúp NASA thu thập dữ liệu về Nhật thực

Hai chị em nhà Yeung đã giúp NASA thu thập dữ liệu trong sự kiện Nhật thực chỉ từ một trò chơi khoa học làm cho vui.

Sáng chế khoa học của hai cô bé tiểu học giúp NASA thu thập dữ liệu về Nhật thực

Từ một trò chơi khoa học làm cho vui, hai chị em Rebecca và Kimberly Yeung đã phát triển thành dự án hợp tác với Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ . Từng tham dự hội chợ khoa học tại Nhà Trắng, hai chị em tiếp tục được mời hợp tác với NASA trong sự kiện Nhật thực diễn ra hồi tháng 8 vừa qua.

Hai chị em sống với bố mẹ ở thành phố Seattle, bang Washington. NASA không phải là cơ quan đầu tiên nhận ra tiềm năng nghiên cứu khoa học của hai chị em. Vào năm 2016, tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã mời chị em nhà Yeung đến tham dự hội chợ khoa học ở Nhà Trắng. Trong khi người chị gái Rebecca vẫn chưa biết mình sẽ làm gì khi lớn lên thì cô bé Kimberly khẳng định sẽ đi theo sự nghiệp khoa học.

Theo ABC News, hai chị em Rebecca (12 tuổi) và Kimberly (10 tuổi) đã cùng tham gia dự án Eclipse Ballooning của NASA. Hai bé đã chế tạo một thiết bị nhân tạo nhỏ có thể chụp lại cái bóng của Mặt trăng rọi lên Trái đất khi Nhật thực xảy ra. Thiết bị được đưa lên tầng bình lưu bằng một quả khí cầu. Hai chị em đã thả khí cầu vào ngày 21/8/2017 - ngày diễn ra Nhật thực ở Mỹ. Nơi quả khí cầu được thả là thành phố Casper, bang Wyoming, Mỹ.

Thiết bị nhân tạo của hai cô bé đảm nhận hai nhiệm vụ. Một là chụp lại bóng của Mặt trăng rọi lên Trái đất. Hai là mang một số vi khuẩn lên tầng bình lưu. Điều kiện trên tầng bình lưu rất giống với điều kiện trên sao Hỏa. NASA sẽ phân tích tác động của môi trường trên đó với vi khuẩn.

Bé Rebecca cho biết: "Chúng cháu đang làm việc trực tiếp với Hiệp hội không gian Montana, cơ quan được NASA bảo trợ",. Khí cầu các em sử dụng có tên là Loki Lego. Nó có thể bay cao đến 30 km. Đây là một trong 5 khí cầu được NASA đưa lên không trung để thu thập dữ liệu trong sự kiện Nhật thực vừa qua.

Nói thêm về Nhật thực. Đây là hiện tượng Mặt trời bị che khuất bởi Mặt trăng khi nhìn từ trái đất. Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt trời bị Mặt trăng che khuất và bóng của Mặt trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc Nhật thực toàn phần, đĩa Mặt trời bị che khuất hoàn toàn. Với Nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt trời chỉ bị che khuất một phần.

Cô bé 12 tuổi dành lời khuyên cho những bạn nữ đam mê khoa học khác: "Đừng bao giờ bỏ cuộc nếu ai đó nói bạn không thể làm được. Bạn cứ tiếp tục cố gắng và phải thật kiên nhẫn dù những chuyện không ổn có thể xảy ra".

Theo Thanh Niên

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận