Siêu vũ khí thế hệ tiếp theo của Mỹ: Đường hầm chiến thuật

Siêu vũ khí thế hệ tiếp theo của Mỹ: Đường hầm chiến thuật

Quân đội Mỹ ghét đường hầm.

Người Nhật đã sử dụng đường hầm trong trận Iwo Jima để phục kích lính Mỹ. Du kích Việt Nam cũng vậy, buộc người Mỹ phải sử dụng "lính chuột cống" để tìm kiếm. Ngày nay, Triều Tiên và Iran sử dụng đường hầm để bảo vệ các chương trình vũ khí hạt nhân, trong khi các đường hầm ISIS là cái gai chết người ở Afghanistan, Iraq và Syria. Thậm chí, Israel đã phát hiện ra các đường hầm của người Hezbollah và Hamas ngay dưới biên giới của mình.

Nhưng theo tinh thần "nếu không thể đánh lại, hãy nhập hội", quân đội Mỹ muốn xây dựng các đường hầm của riêng mình trên chiến trường.

Theo một thông báo của Cơ quan nghiên cứu các dự án quốc phòng tiên tiến , dự án Underminer (Người đào hầm) nhằm mục đích "chứng minh tính khả thi của việc nhanh chóng xây dựng các mạng lưới đường hầm chiến thuật, tạo điều kiện để tiếp tế an toàn và kịp thời".

 Lầu năm góc dành khá nhiều nỗ lực để phát triển công nghệ phát hiện và phá hủy đường hầm.
Lầu năm góc dành khá nhiều nỗ lực để phát triển công nghệ phát hiện và phá hủy đường hầm.

Điều này không có nghĩa là Mỹ thiếu bí quyết xây dựng đường hầm. Ngành công nghiệp của Mỹ biết cách xây dựng đường hầm cho tất cả mọi thứ, từ đường cao tốc đến các cơ sở tiện ích. Lầu năm góc dành khá nhiều nỗ lực để phát triển công nghệ phát hiện và phá hủy đường hầm.

Điều còn thiếu là chuyên môn trong xây dựng các đường hầm trên chiến trường. DARPA giải thích, Hệ thống Chuyên môn nghiệp vụ quân sự (MOS) của Bộ quốc phòng không có bất kỳ kỹ thuật đào hầm chiến thuật tấn công, cũng như không có công nghệ hay thiết bị hỗ trợ cho việc tạo hoặc khai thác đường hầm chiến thuật. "Ngoài ra, các hoạt động đào hầm hiện tại chủ yếu dựa vào các lỗ khoan thăm dò và các đèn hiệu chỉ đường trên mặt đất, phụ thuộc vào con người để xác định các tuyến khoan/đào. Dự án Underminer sẽ tạo ra cách tiếp cận táo bạo, các kỹ thuật cảm biến lỗ khoan và các hệ thống cốt lõi vượt qua những hạn chế này. Một mạng lưới đường hầm chiến thuật có thể cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ hậu cần an toàn, cho phép xác định trước vị trí tiếp tế trong một chiến dịch hoặc tiếp tế liên tục khi quân đội di chuyển qua một khu vực. Khả năng khoan nhanh các đường hầm chiến thuật có thể hữu ích trong các hoạt động dự phòng như tiếp tế đạn dược nhanh chóng, giải cứu hoặc các nhu cầu tức thời khác".

Dự án Underminer kéo dài 15 tháng và có giá trị 11 triệu USD. DARPA sẽ đánh giá tính khả thi của các phương pháp khoan hoặc đào hầm về "đường kính, tốc độ, chiều dài, chiều sâu, phân nhánh, bán kính uốn cong, độ chính xác, tính toàn vẹn cấu trúc và các hạn chế về cơ sở hạ tầng/hậu cần".

Đường hầm chiến thuật mang lại một số lợi thế. Chúng cho phép quân đội Mỹ rút lui khỏi các căn cứ tác chiến tiền phương (FOB) và các đường tiếp tế dễ bị tấn công. Chúng cũng bổ sung một chiều khác - chiều dưới lòng đất - vào chiến trường mà quân đội có thể khai thác.

DARPA xác định cụ thể các ngưỡng tối thiểu khác nhau: đường hầm dài 500 mét, đường kính lỗ khoan là 100 mm và tốc độ đường hầm là 0,1 mét mỗi giây- hơn hai mươi lần so với tiêu chuẩn hiện tại. Hệ thống này có vẻ giống với loại đường hầm được du kích Việt Nam sử dụng để di chuyển một cách ‘vô hình' trên chiến trường, hơn là các tổ hợp đường hầm quy mô công nghiệp của Iran và Bắc Triều Tiên.

Điều thú vị là, DARPA chỉ mô tả các đường hầm như một phương tiện tiếp tế. Không có dấu hiệu cho thấy quân đội Mỹ sẽ bò trườn dưới lòng đất. Tuy nhiên, DARPA tình cờ đề cập rằng đường hầm có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ giải cứu, có nghĩa là quân đội có thể trốn thoát thông qua các đường hầm này trong trường hợp khẩn cấp.

Điều thú vị nữa là DARPA muốn một công nghệ đào hầm có khả năng tránh được các "chướng ngại vật do con người tạo ra". Có lẽ những chướng ngại vật nhân tạo đó bao gồm cả những thứ do kẻ thù đưa vào mặt đất để cản trở máy đào hầm của Mỹ, chẳng hạn như thiết bị nổ tự tạo.

Điều này cho thấy các nhược điểm của đường hầm: chúng là phương tiện giao thông đắt đỏ và nguy hiểm. Việc quân đội Mỹ cảm thấy cần phải đi dưới mặt đất là bằng chứng cho thấy hoạt động trên mặt đất đã trở nên quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, về dự án Underminer, công bằng mà nói thì: sau nhiều thập niên bị đánh bại bởi đường hầm, quân đội Mỹ sẽ có cơ hội sử dụng đường hầm để chống lại kẻ thù.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận