Sự thật sửng sốt mùa "băng tuyết" lở trên sao Hỏa

Sự thật sửng sốt mùa "băng tuyết" lở trên sao Hỏa

Tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter của NASA chụp được bức ảnh độc đáo về sao Hỏa, với các lớp địa chất lởm chởm màu đỏ kỳ quái. Các lớp đá bên dưới có màu sắc và kết cấu khác nhau tùy thuộc lượng bụi trộn với đá và băng.

Mỗi mùa xuân, mặt trời chiếu sáng bên cạnh các lớp địa chất ở Bắc Cực của sao Hỏa, chúng được gọi là lớp trầm tích băng phân cực Bắc. Hơi ấm làm mất ổn định lớp băng và các khối vỡ ra.
Khi chúng bị va chạm bào mòn đến đáy của vách đá cao hơn 500 mét, các khối đá tung lên các đám mây bụi. Các lớp đá bên dưới có màu sắc và kết cấu khác nhau tùy thuộc vào lượng bụi trộn với đá và băng.
Su that sung sot mua
Nguồn ảnh: Space. 
Hình ảnh này được chụp vào ngày 29/5/ 2019 bởi camera HiRISE trên tàu vũ trụ Mars Reconnaissance Orbiter vào lúc 13:14 giờ địa phương.
Được biết, tàu Mars Reconnaissance Orbiter đã chộp lấy các sự kiện kỳ quái khác trên sao Hỏa, bao gồm một trận lở đất màu xanh vào đầu năm nay. Vào tháng 4, tàu vũ trụ đã chụp được hình ảnh về vụ lở đất tuyệt đẹp ở khu vực Cerberus Fossae của Hành tinh Đỏ.
Tàu Mars Reconnaissance Orbiter đã quan sát bầu khí quyển và địa hình của sao Hỏa từ quỹ đạo trong 13 năm qua. Nó có camera HiRISE, một máy ảnh mạnh mẽ đã ghi lại hàng ngàn hình ảnh của Sao Hỏa và đang giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về các đặc điểm bề mặt độc đáo của hành tinh này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.

Huỳnh Dũng (theo Space)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận