Sửng sốt thông tin mới về cụm thiên hà sáp nhập Abell 3376

Sửng sốt thông tin mới về cụm thiên hà sáp nhập Abell 3376

Sử dụng kính viễn vọng không gian Suzaku, các nhà thiên văn học tiến hành một nghiên cứu quang phổ tia X của cụm thiên hà sáp nhập Abell 3376 và hai di tích hình vòng cung của nó. 

Abell 3376 là một cụm thiên hà hợp nhất. Nó có hai hình vòng cung khổng lồ là dạng nguồn sóng vô tuyến synchrotron kéo dài ra tới vùng ngoại ô thiên hà.
Abell 3376 với các nguồn sóng vô tuyến synchrotron đã là một chủ đề của một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu do Igone Urdampilleta thuộc Viện Nghiên cứu Không gian Hà Lan tại Utrecht.
Sửng sốt thông tin mới về cụm thiên hà sáp nhập Abell 3376
Nguồn ảnh: Phys. 
Họ phân tích dữ liệu quan sát thu được bằng Máy quang phổ X quang trên vệ tinh thiên văn học NASA / JAXA Suzaku, được bổ sung bởi dữ liệu lưu trữ cung cấp bởi kính viễn vọng không gian XMM-Newton của ESA và đài quan sát tia X Chandra của NASA.
Phân tích đã phát hiện thêm chi tiết về các đặc tính của luồng sóng vô tuyến Abell 3376 và có thể đóng góp cho sự hiểu biết tốt hơn về quá trình sáp nhập thiên hà này.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn những ngôi sao trong vũ trụ | Khoa học vũ trụ

Theo kết quả phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng Abell 3376 có thể từng thực hiện một cú sáp nhập mạnh theo hướng tây (trùng hợp với vết tích sóng vô tuyến ở hướng Tây thiên hà), cùng một cú sáp nhập yếu hơn ở phương Đông, các mặt còn lại thì khá lạnh và ít có xu hướng sáp nhập.
Vận tốc của các cú sốc sáp nhập ở phía tây và phía đông được tính toán lần lượt là 1.630 và 1.450 km / s.
Phần còn lại của thiên hà bao quanh bởi một đám mây khí lạnh chuyển động với vận tốc xấp xỉ 1.300 km / s.
Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận