Tổ tiên cá voi có 4 chân, di chuyển trên bộ như rái cá

Tổ tiên cá voi có 4 chân, di chuyển trên bộ như rái cá

Các nhà cổ sinh vật học đã tìm thấy một hóa thạch trong tình trạng tốt của tổ tiên của cá voi, một loài lưỡng cư bốn chân từng sống ở cả trên đất liền và dưới đại dương.

Theo một hãng tin quốc tế, các nhà khoa học xác định tổ tiên của cá voi và cá heo hiện tại đã từng sống trên mặt đất trong khoảng 50 triệu năm trước, tại khu vực hiện nay là Pakistan và Ấn Độ.
Trước đây, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện hóa thạch một phần của loài này ở Bắc Mỹ, có niên đại 41,2 triệu năm và cho thấy ở thời điểm đó, loài động vật có vú này đã mất khả năng di chuyển trên mặt đất.
Hóa thạch mới được phát hiện có niên đại 42,6 triệu năm, được công bố hôm 4/4 trên tạp chí Current Biology. Phát hiện này cho thấy những thông tin mới về sự tiến hóa của các loài thuộc bộ cá voi .
To tien ca voi co 4 chan, di chuyen tren bo nhu rai ca
Hình ảnh mô tả lại tổ tiên của loài cá voi khi chúng vẫn còn sống cả trên đất liền và dưới mặt nước. Ảnh: một hãng tin quốc tế.
Hóa thạch được tìm thấy tại địa điểm cách bờ biển 1 km, bên trong đất liền Peru, bên bờ biển Thái Bình Dương. Trong quá trình khai quật, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàm dưới, răng, đốt sống, xương sườn, các bộ phận của chi trước và chi sau, thậm chí cả ngón tay dài của tổ tiên cá voi mà nhiều khả năng có màng ở giữa.
Dựa trên kết quả giải phẫu, các nhà khoa học nhận định loại cá này dài khoảng 4 m, có thể vừa đi vừa bơi.
"Một phần của đốt sống đuôi cho thấy sự tương đồng với các loại động vật có vú bán thủy sinh ngày nay như rái cá", tác giả chính của nghiên cứu, ông Olivier Lambert đến từ Viện Khoa học Tự nhiên Hoàng gia Bỉ chia sẻ với một hãng tin quốc tế.
"Đây là một loài động vật bắt đầu sử dụng nhiều hơn đuôi của chúng để bơi, điều đó khiến chúng khác với hóa thạch được tìm thấy ở Pakistan và Ấn Độ", chuyên gia này nhận định.
Hóa thạch cá voi 4 chân cũng được tìm thấy ở Ai Cập, Nigeria, Togo, Senegal và Tây Sahara, nhưng chúng bị phân mảnh quá mức, khiến các nhà khoa học không thể kết luận chúng có bơi được hay không.
"Đây là hóa thạch toàn vẹn nhất về cá voi 4 chân bên ngoài Ấn Độ và Pakistan", ông Lambert cho biết.
Nếu con cá voi ở Peru có thể bơi như rái cá, các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết chúng đã băng qua Đại Tây Dương từ bờ biển châu Phi để đến Nam Mỹ. Do vận động của các mảng kiến tạo, khoảng cách từ hai châu lục vào thời điểm đó chỉ bằng một nửa so với hiện tại, tức là vào khoảng 1.300 km, những dòng hải lưu từ đông sang tây cũng sẽ giúp chúng di chuyển dễ dàng hơn.
Phát hiện này cũng sẽ khiến cho một giả thuyết khác kém thuyết phục hơn, đó là cá voi xuất hiện ở Bắc Mỹ thông qua Greenland.
Khu vực Pisco Basin ở bờ biển phía nam Peru nhiều khả năng vẫn còn lưu giữ nhiều hóa thạch trong tình trạng nguyên vẹn. Ông Lambert cho biết: "Chúng ta sẽ có việc để làm trong ít nhất 50 năm tới".
Theo Quốc Thăng/Zing news

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận