Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá phần khuất của Mặt Trăng

Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá phần khuất của Mặt Trăng

Vệ tinh sẽ được sử dụng làm cầu nối giao tiếp giữa Trái Đất với thiết bị thăm dò đổ bộ lên mặt không nhìn thấy của Mặt Trăng.

Trung Quốc phóng vệ tinh khám phá phần khuất của Mặt Trăng

Trung Quốc sáng sớm hôm nay phóng vệ tinh chuyển tiếp mang tên Queqiao với sứ mệnh khám phá phần khuất hay bề mặt không nhìn thấy của Mặt Trăng. Tên lửa đẩy Trường Chinh 4C đưa vệ tinh rời bệ phóng lúc 5h28 phút hôm nay theo giờ Bắc Kinh từ Trung tâm Phóng vệ tinh Tây Xương ở phía tây nam Trung Quốc, Xinhua đưa tin.

Khoảng 25 phút sau khi rời bệ phóng, vệ tinh Queqiao đã tách ra khỏi tên lửa đẩy, triển khai các tấm pin Mặt Trời cùng với hệ thống ăng ten liên lạc và đi vào quỹ đạo chuyển tiếp giữa Trái Đất và Mặt Trăng, với cận điểm cách Trái Đất khoảng 200 km và viễn điểm cách Trái Đất khoảng 400.000 km.

Vệ tinh Queqiao được kỳ vọng sẽ đi vào quỹ đạo quầng (halo orbit) quay xung quanh điểm Lagrangian 2 (L2), cách Trái Đất khoảng 455.000 km. Theo Space, điểm Lagrange là vị trí trong không gian liên hành tinh, nơi lực hấp dẫn tổng hợp của hai vật thể lớn (như Trái Đất và Mặt Trời, hoặc Trái Đất và Mặt Trăng) bằng với lực li tâm chịu bởi vật thứ ba có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều, tạo ra một điểm cân bằng.

Nếu thành công, Queqiao sẽ trở thành vệ tinh thông tin đầu tiên trên thế giới hoạt động trên quỹ đạo này. Vệ tinh sẽ làm cầu nối giao tiếp giữa Trái Đất với thiết bị thăm dò Mặt Trăng mang tên Chang'e 4 - dự kiến đổ bộ xuống phần khuất của Mặt Trăng vào cuối năm nay.

"Vụ phóng là bước tiến quan trọng của Trung Quốc, nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành quốc gia tiên phong trên thế giới gửi thiết bị thăm dò đổ bộ xuống phần khuất của Mặt Trăng", Zhang Lihua, giám đốc dự án vệ tinh chuyển tiếpQueqiaonhấn mạnh.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận