Vì sao đầu quay mòng mòng khi đi tàu, xe?

Vì sao đầu quay mòng mòng khi đi tàu, xe?

Bác sĩ Khâu Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, giải thích nguyên nhân và cách chống say tàu, xe.

Theo bác sĩ Khâu Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM, não bộ con người có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể qua các con đường khác nhau bằng hệ thần kinh; bao gồm tai trong, mắt và các mô của cơ thể.

Khi cơ thể di chuyển có chủ ý (ví dụ đi bộ), não sẽ điều khiển bằng cách tổng hợp các thông tin về con đường đang đi. Tuy nhiên khi đi xe khách hay đi tàu thì cơ chế này lại khác. Các triệu chứng say tàu, xe… xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: Tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp.

Ví dụ nếu ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải. Thế nhưng đôi mắt lại chỉ nhìn được những hình ảnh tĩnh. Do đó, người ta giả thiết rằng xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh đã gây ra tình trạng say tàu, xe.

Các triệu chứng say tàu, xe thường chấm dứt khi tàu, xe dừng hẳn. Tuy nhiên đối với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài một vài ngày sau khi chuyến đi kết thúc.

Đi tàu xe
Các triệu chứng say tàu, xe thường chấm dứt khi tàu, xe dừng hẳn.

Bác sĩ Tuấn khuyên người đi đường nên thực hiện nhiều cách để chống say tàu, xe như sau:

Thuốc cũng là một cách tốt để ngăn ngừa say tàu, xe. Dưới đây là một số loại thuốc có thể sử dụng:

Sau chuyến đi nếu vẫn còn cảm giác chóng mặt thì nên nằm nghỉ và có thể dùng thêm thuốc giảm chóng mặt như acetyl-D-leucin.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận