Vì sao NASA lại chịu hợp tác với Nga để xây dựng trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng?

Vì sao NASA lại chịu hợp tác với Nga để xây dựng trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng?

Những lợi thế tuyệt vời của một trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng đang thu hút sự quan tâm của không chỉ NASA, Nga và rất nhiều các cường quốc, tổ chức vũ trụ khác.

Vì sao NASA lại chịu hợp tác với Nga để xây dựng trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng?

Tại đại hội Hàng không quốc tế tổ chức ở Adelaide, Úc mới đây, đại diện NASA và cơ quan vũ trụ Roscosmos đã tuyên bố ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng một trạm vũ trụ gần Mặt Trăng.

Kế hoạch của NASA và Nga nhằm xây dựng một trạm vũ trụ "tiền tiêu" cho nhiều chuyến thám hiếm tới bề mặt Mặt Trăng, hoặc thậm chí tiếp cận các hành tinh xa hơn như Sao Hỏa một cách dễ dàng.

Kế hoạch xây dựng kỳ vọng sẽ bắt đầu từ năm 2020.

Robert Lightfoot, quyền giám đốc NASA khẳng định trong tuyên bố: "Mặc dù trạm không gian Deep Space Gateway mới chỉ trong giai đoạn hình thành ý tưởng nhưng NASA rất vui mừng khi nhận thấy sự quan tâm mạnh mẽ của quốc tế. Trạm không gian mới này là bước tiến tiếp theo của nhân loại trong hành trình khám phá vũ trụ".

Ai sẽ tham gia vào dự án hợp tác táo bạo này?

Theo Popsci, ngoài Nga và Mỹ, các quốc gia khác như Canada, Nhật Bản và Cơ quan vũ trụ Châu Âu (ESA) cũng rất quan tâm tới dự án. Một phần bởi tất cả các bên đều đang tham gia điều hành trạm vũ trụ ISS. Ngoài ra, một số công ty không gian tư nhân cũng muốn tham gia xây dựng Deep Space Gateway.

William Gerstenmaier, phó giám đốc tổ chức Human Exploration and Operations cho biết: "Tôi hình dung ra rất nhiều đối tác, bao gồm quốc tế và tổ chức thương mại góp phần xây dựng trạm vũ trụ mới và sử dụng nó theo nhiều cách khác nhau. Thậm chí, trạm có thể di chuyển sang các quỹ đạo và thực hiện nhiều sứ mệnh khác nhau. Deep Space Gateway có thể hỗ trợ robot hoặc các nhiệm vụ tiếp cận bề mặt Mặt Trăng, di chuyển trên quỹ đạo của vệ tinh này và thực hiện nhiệm vụ tại các địa điểm khác trong hệ mặt trời".

Tại sao các bên muốn tham gia vào dự án?

Nga từ lâu đã có kế hoạch "khai phá và định cư" trên Mặt Trăng. Nước này dự kiến sẽ gửi các phi hành gia lên đó vào năm 2029. Chính bởi vậy, việc hợp tác với NASA sẽ giúp Nga đạt mục đích nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Vì sao NASA lại chịu hợp tác với Nga để xây dựng trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng?

Nhiều công ty tư nhân cũng rất quan tâm tới việc tạo lập môi trường sống trên Mặt Trăng trong tương lai.

Mặt khác, NASA lại chủ yếu tập trung thăm dò Sao Hỏa. Deep Space Gateway sẽ tạo điều kiện như một nơi lưu trữ và chuyên chở các tàu vũ trụ đưa phi hành gia tới thăm dò Sao Hỏa. Cơ quan không gian vũ trụ Mỹ hy vọng sẽ sớm tiếp cận Sao Hỏa vào năm 2030.

Nhưng tại sao lại phải xây dựng trạm vũ trụ gần Mặt Trăng?

Việc lựa chọn địa điểm xây dựng gần Mặt Trăng đem lại rất nhiều thuận lợi bao gồm, thám hiểm bề mặt Mặt Trăng hoặc thực hiện các sứ mệnh tới Sao Hỏa dễ dàng hơn.

Vì sao NASA lại chịu hợp tác với Nga để xây dựng trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng?

Hành trình từ Mặt Trăng tới Sao Hỏa sẽ được rút ngắn đáng kể so với việc di chuyển từ Trái Đất tới Hành tinh Đỏ

Khi nào sẽ có trạm vũ trụ Deep Space Gateway và bao lâu sẽ phóng?

Kế hoạch ban đầu gồm xây dựng hệ thống phóng và tàu con thoi Orion. Dự kiến lần phóng đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2023. Quá trình lắp ghép Deep Space Gateway sau đó sẽ sử dụng tên lửa SLS chuyên chở vật liệu và các bộ phận lắp ráp. Thời gian có thể kéo dài tới năm 2026.

Vì sao NASA lại chịu hợp tác với Nga để xây dựng trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng?

Trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2026, sẽ có những đợt phóng thử nghiệm  hệ thống tên lửa SLS và tàu Orion vào năm 2019. Sau đó, tên lửa SLS sẽ tiếp tục đưa tàu vũ trụ Europa Clipper lên không gian vào năm 2022. Sứ mệnh của Europa Clipper nhằm tìm sự sống trên vệ tinh Europa của Sao Mộc.

Những bên nào đang tham gia xây dựng Deep Space Gateway

NASA đã lựa chọn 6 công ty tham gia phát triển trạm vũ trụ Deep Space Gateway và tàu vũ trụ Deep Space Transport (tàu dự kiến chứa khoảng 6 phi hành đoàn tiến tới khám phá Sao Hỏa). Sáu công ty bao gồm: Bigelow Aerospace, Boeing, Lockheed Martin, Orbital ATK, Sierra Nevada Corporation's Space Systems và NanoRacks.

Tuy nhiên giống như ISS, rất có thể trạm vũ trụ mới sẽ được xây dựng tách biệt theo mỗi quốc gia, sau đó sẽ được lắp ghép lại thành một trạm vũ trụ chung.

 Tại sao không duy trì sử dụng trạm ISS?

Không thể phủ nhận, trạm vũ trụ ISS là thành quả tuyệt vời của nhân loại. ISS đã được đưa lên quỹ đạo từ năm 1998, tiếp tục hai năm sau, con người lần đầu tiên lên sinh sống trong trạm ISS. Tuy nhiên bất cứ cỗ máy nào cũng có những giới hạn và tuổi thọ nhất định. Sứ mệnh hoạt động của trạm ISS đã từng nhiều lần bị trì hoãn và đẩy lùi tới năm 2024, thậm chí có thể kéo dài tới 2028 nếu con người chưa kịp thay thế.

Vì sao NASA lại chịu hợp tác với Nga để xây dựng trạm vũ trụ mới gần Mặt Trăng?

Trạm vũ trụ ISS. Ảnh Internet

Các phi hành gia và nhà nghiên cứu vẫn sẽ tiếp tục thử nghiệm nhiều công nghệ trong không gian. Nhưng có nhiều thứ sẽ khó kiểm tra tính thực tiễn nếu trạm vũ trụ vẫn còn chịu sự ảnh hưởng từ quỹ đạo Trái Đất. Một khoảng cách xa hơn khỏi quỹ đạo và gần Mặt Trăng có thể là một giải pháp tuyệt vời.

Sự khác biệt về môi trường thử nghiệm có thể tạo tiền đề cho các sứ mệnh dài hơi ngoài vũ trụ đạt hiệu quả cao hơn, tránh chi phí tốn kém. Mặc dù vậy, kế hoạch của NASA và Nga nhiều khả năng vấp phải rất nhiều rào cản về mặt kỹ thuật, công nghệ cũng như nhân lực chuyên sâu.

Tiến Thanh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận